Tỷ giá

Key takeaways

  1. Tỷ giá quan trọng vì nó ảnh hưởng tới Xuất/Nhập Khẩu và Nợ Công
  2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
    • Leading Indicator: Lãi suất thị trường liên ngân hàng/ Lợi suất trái phiếu CP/ Bơm hút ròng
    • Current Indicator: Cán cân thương mại BOP/ Các loại tỷ giá
    • Lagging Indicator: Lạm phát
  3. Dòng tiền luôn chảy tới nơi có Lãi suất cao hơn

WHAT

  • Là giá của 1 đồng tiền theo một đồng tiền khác.

Vì sao tỷ giá hối đoái quan trọng

Cá ở VN mất 100k để nuôi, xuất khẩu sang Mỹ. - Nếu tỷ giá USD/VND là 20k Giá bán sang Mỹ là 5$ - Nếu tỷ giá USD/VND là 25k Giá bán sang Mỹ là 4$ Xuất khẩu có lợi do giá rẻ, tăng tỷ lệ cạnh tranh với hàng của các nước khác, tăng GDP

Nhưng nếu cùng case đó, ta đi nhập khẩu xăng, 1 thùng là 100$ - Nếu tỷ giá là 20k Giá xăng nhập về là: 2 triệu - Nếu tỷ giá là 25k Giá xăng sẽ lên 2.5 triệu Chi phí sản xuất tăng lên Giá tăng lên Lạm phát

Vậy, NHNN sẽ phải cân nhắc và điều chỉnh, sao cho tỷ giá ở trong 1 khoảng hợp lý. Họ phải cân nhắc đánh đổi giữa việc tăng GDP hay tăng Lạm phát.

Ngoài ra, tỷ giá còn ảnh hưởng lớn tới Nợ Công.

Cách điều hành Tỷ giá

Neo trườn biên độ

Giai đoạn 2012-2016, VN sử dụng phương pháp Neo tỷ giá cố định (14, 16k). 4/1/2016, VN sử dụng phương pháp Neo trườn biên độ - +- 3% 17/10/2022, VN thay đổi biên độ thành +- 5%

Việt Nam quản lý tỷ giá theo hình thức: NEO TRƯỜN BIÊN ĐỘ. Tức là sẽ define tỷ giá trung tâm, sau đó các ngân hàng thương mại có thể giao dịch với biên độ +-5% so với mức trung tâm đó.

Nếu tỷ giá rơi về mức biên độ tỷ giá giao ngay, SBV sẽ: - Mua vào $ Giảm lượng $ trên thị trường Tăng cầu Tăng tỷ giá - Bán ra VND Tăng lượng VND trên thị trường VND yếu đi Tăng tỷ giá Nếu tỷ giá leo tới mức biên độ tỷ giá phía trên, SBV sẽ: - Bán ra $ Tăng lượng $ trên thị trường Giảm cầu Giảm tỷ giá. - Mua vào VND Giảm lượng VND trên thị trường VND mạnh lên Giảm tỷ giá

Thực tế điều hành

Thực tế, chưa hẳn SBV đã mua/bán $ ngay khi tỷ giá giật, mà có có thể xem xét gia hạn thêm cho các hợp đồng phái sinh mua/bán $ Giảm áp lực.

NHNN mua/bán USD theo 2 hình thức:

  • Spot: Giao ngay. Tiền mặt/ USD được chuyển giao ngay
  • Forward: Hợp đồng tương lai (có thể là 2, 3 tháng sau) mới có tác dụng.

Đúng tương đương 3 trụ cột:

  • Lãi suất thị trường liên ngân hàng.
  • Cán cân thương mại BOP
  • GDP và Lạm phát

Các yếu tố ảnh hưởng đến Tỷ giá

Notes

  1. Lãi suất VND ⬆️ Cầu VND ⬆️ VND ⬆️
  2. Nhập khẩu ⬆️ Cầu VND ⬇️ VND ⬇️
  3. Xuất khẩu ⬆️ Cầu VND ⬆️ VND ⬆️
  4. Lạm phát ⬆️ Cầu VND ⬇️ VND ⬇️
  5. GDP ⬆️ Cầu VND ⬆️ VND ⬆️

Dài hạn

  • Về dài hạn thì sẽ là PPP - Chênh lạm phát ở 2 quốc gia. (Vì nếu VN lạm phát cao tiền mất giá Tỷ giá USD/VND sẽ tăng lên). Tuy nhiên, thực tế cũng còn tồn tại nhiều vấn đề:

    • Rổ hàng hóa 2 quốc gia khác nhau CPI khác nhau
    • Thép VN khác thép Mỹ
    • Chưa tính thuế XNK, phí, hàng rào thương mại, .. Do Lạm phát ở Mỹ là ~2%, Lạm phát ở VN ~4%/năm Hàng năm, tỷ giá tăng khoảng 2% là mức hợp lý, để giữ được ưu thế cạnh tranh cho việc Xuất khẩu.
  • Nhập khẩu tăng Cần $ thanh toán Cầu $ tăng Sức mạnh $ tăng Sức mạnh VND giảm Tỷ giá tăng

  • Xuất khẩu tăng $ nhiều Cầu $ giảm Sức mạnh $ giảm VND mạnh lên Tỷ giá giảm

Ngắn hạn

Lãi suất

Lý thuyết ngang bằng lãi suất IRP - INTEREST RATE PARITY

Chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia bằng với kỳ vọng tăng giá của đồng ngoại tệ hoặc kỳ vọng mất giá nội tệ.

Nếu lãi suất VN > Mỹ Kỳ vọng $ Mỹ sẽ tăng lên.

Ví dụ: Nếu lãi suất VN đang là 1% và lãi suất Mỹ đang là 3%, tỷ giá USD/VND = 20.000đ

  • Trader của Ngân hàng sẽ Vay 20 tỷ VND = 1 triệu $, sau đó đem gửi NH với lãi suất 3% Họ sẽ có lợi phần chênh.

  1. Giai đoạn covid, cả VN và Mỹ đều giảm lãi suất Tỷ giá đi ngang hoặc giảm
  2. Tầm tháng 1/2022, tỷ giá đô đồng tăng NHNN phải bán USD ra để can thiệp Tỷ giá ổn định trở lại
  3. Giai đoạn 7/2022, FED tăng lãi suất Tỷ giá tăng
  4. Tại VN, NHNN đã tăng lãi suất bị chậm hơn khoảng 2 tháng so với FED
  5. Tính tại VN, tháng 1/2023.
    • Lãi suất lúc này đã tăng cao Chi phí VND đang tăng lên Khoản vay của tôi để mua USD đang tăng
    • Tỷ giá USD/VND cũng đã tăng cao đúng kì vọng
    • Lãi suất thị trường Interbank cũng đã tăng cao Tôi sẽ bán USD ra để lấy VND, sau đó gửi VND vào thị trường Interbank Đây là lý do tại sao tỷ giá giảm mạnh vào giai đoạn 1/2023

Nhìn rõ nhất đó là Lãi suất liên ngân hàng - Leading Indicator, cùng chiều với Tỷ giá. Nếu nó thấp hơn so với lãi suất đô Có vấn đề

Cán cân tổng thể

  • Cán cân tổng thể - Current Indicator (xác nhận lại) - Ngược chiều với Tỷ giá
    • Confirm lại là Việc tăng tỷ giá là yếu tố ngắn hạn do trading của thị trường, hay thực sự việc Xuất Nhập khẩu của chúng ta có vấn đề.
    • Nếu BOP có phần Lỗi và Sai sót lớn Tự doanh Trading nhiều NHTW chỉ cần điều chỉnh lãi suất là ok
    • Nếu cả cán cân thương mại và cán cân vốn đều âm Vấn đề

Lạm phát

  • Lạm phát - Lagging Indicator
    • Lạm phát VN và các quốc gia khác
  • Lạm phát tăng VND mất giá Tỷ giá tăng.

Tác động của Cung tiền đến Tỷ giá ⭐⭐

Cung tiền - Tỷ giá

Cung tiền tăng Tiền VND nhiều VND yếu Tỷ giá tăng.

Có thể nhìn theo 1 cách nhìn khác:

  • Khi Tỷ giá tăng, NHNN sẽ bán $ ra để làm giảm tỷ giá. Khi đó, vô tình họ lại thu VND về Cung tiền trong nền kinh tế giảm. Tức là: Tỷ giá mà giảm, thì cung tiền cũng giảm theo.

SWAP

Ở hiện tại, 1 DN muốn vay 1 triệu $, một tháng sau sẽ lấy. Tuy nhiên, giá $ ở tương lai và giá $ ở hiện tại có thể sẽ khác nhau 1 tháng nữa mới giao tiền thì sẽ có rủi ro cho NH. Nên cách làm của NH sẽ là:

  1. Họ đi vay 23,5 tỷ VND, mua 1 triệu USD. Sau đó họ lại gửi 1 triệu USD đó vào ngân hàng.
  2. Trong 1 tháng tiếp theo, họ sẽ nhận lãi suất USD đã gửi, kèm phải trả lãi vay 23,5 tỷ VND kia.
  3. Hết 1 tháng, DN đưa tiền VND đến NH để lấy USD, ngân hàng lấy tiền đó và trả nợ đã vay

Giá giao dịch 1 tháng nữa = Giá hiện tại + Chênh lệch

Nếu Lãi suất VND > Lãi suất USD SWAP Dương Nếu Lãi suất VND < Lãi suất USD SWAP Âm

Notes

  • Tỷ giá về dài hạn sẽ phải thay đổi theo tỷ lệ Lạm phát của 2 quốc gia - Interest Rate Parity

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá? Lãi suất tăng thì ntn? Cứ lãi suất ở đâu tăng thì đồng tiền đó sẽ có giá hơn?

  • Giai đoạn 7/2023, tỷ giá tăng lên khá mạnh (tỷ giá trung tâm ~24k).

    • Chính Phủ chấp nhận việc tăng tỷ giá để kích thích kinh tế - Cân đối giữa phát triển kinh tế và lạm phát.
    • Một phần cũng là do việc hạ lãi suất cũng đã gần hết dư địa (FED vẫn tăng lãi suất lên 5.5%, VN thì đã hạ tới tầm đó rồi)
    • Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh lớn trong việc xuất khẩu - cũng đang giảm lãi suất. Nên nếu chúng ta không tăng tỷ giá, xuất khẩu của ta sẽ bị bất lợi, mất lợi thế cạnh tranh.
  • 9/2022, tỷ giá giật. Đô bị hút ra khỏi thị trường VN. Các vụ bắt bớ xảy ra, ng ta lo ngại sự đổ vỡ lan truyền bắt đầu từ Bank. Từ trong nước đến nước ngoài đều chạy khỏi TTTC VN. 15 tỷ đô bị rút ra/quý Tỷ giá giật.

  • Giai đoạn 2018 - 2020, tiền USD vào VN cực nhiều NHTW phải mua USD để ổn định tỷ giá. Dự trữ ngoại hối của VN tăng từ 40 tỷ $ 110 tỷ $ trong 3 năm 1 lượng lớn tiền VND (cung tiền) chảy vào nền kinh tế, nhưng nó lại bị ách lại ở các ngân hàng (do giới hạn về Tín dụng). Lãi suất vay qua đêm của các NHTM ~ 0% Bị lạm phát về các tài sản tài chính.

  • Thị trường tỷ giá cũng là thị trường y như TT cổ phiếu. Những cú giật mà lâu, mạnh, chứng tỏ là do VN thiếu $ thật. Còn nếu kiểu giật lên xong im thì khả năng cao là đầu cơ .

  • Tỷ giá tăng/giảm là dựa vào 2 yếu tố: 1 là lượng $ vào/ra thị trường VN. 2 là do ý chí của NHNN - linking Cán cân thanh toán.

  • Khi tỷ giá tăng:

    • Các DN xuất khẩu sẽ được hưởng lợi: Thủy sản (ANV, VHC, ..), Gỗ, Đá (VCS, PTB, ..)
    • Các DN nhập khẩu sẽ gặp bất lợi: VNM, ..
    • Các DN vay Đô nhiều cũng gặp bất lợi: Vingroup, MSN, HPG, các công ty Điện (PGV, ..)
  • Khi tỷ giá tăng cao, việc đầu tiên của các NHTM sẽ là phòng vệ, họ cần mua đô vào để dự trữ. Muốn mua đô thì cần tiền VND Có sẵn/ Đi vay trên thị trường LNH Việc này sẽ đẩy Lãi suất thị trường LNH lên cao

Questions

  • Tại sao NHNN quy định lãi suất gửi USD là 0%?

    • Do tầm năm 9x lạm phát quá kinh khủng Người dân mất niềm tin vào VND (cầm mất giá nhanh quá) Họ chi tiêu song song cả USD vả VND - Quá trình Đôla hóa. Sau khoảng 20 năm Nhà nước mới gột rửa dần tư duy đó bằng cách cho lãi suất gửi USD về bằng 0.
  • Tại sao các quốc gia khác ở ĐNA vd như Thái Lan cho phép chi tiêu song song cả USD cả Bath?

    • Do cơ chế điều hành tỷ giá của họ khác mình (không phải Neo trườn biên độ) mà có thể là Cố định.
    • Khi cho phép sử dụng song song cả 2 đồng tiền, Quyền lực của NHNN sẽ bị yếu đi Nếu có Lạm phát, Khủng hoảng, NHNN sẽ khó để fix, do họ chỉ có quyền với đồng Bath thôi chứ không có quyền với đồng USD. Đây là lý do tại sao VN luôn vượt qua khủng hoảng tốt hơn một vài nước khác.
  • Tại sao FED tăng lãi suất nhưng chỉ số DXY vẫn yếu đi?

    • DXY là đo lường dựa vào giá trị $ với 6 loại ngoại tệ. Nên nếu FED tăng lãi suất, nhưng quan trong 6 đồng ngoại tệ kia sẽ ntn (Vd TQ giảm lãi suất)
    • Ngoài ra, lãi suất chỉ là 1 phần. Cán cân thương mại BOP nữa (Nếu Mỹ xuất khẩu nhiều thì DXY mới tăng?)
  • Nếu NHTW bán hết dữ trữ ngoại hối rồi mà giá tỷ giá vẫn lên thì sao?

    • Bất lực =)) Lúc đấy thì phải đi cầu cứu IMF và Mỹ, là bọn đẻ ra đồng $ để nhờ hỗ trợ :v Nếu vẫn không được thì có thể vỡ nợ (do không đủ khả năng trả nợ công)
    • Giai đoạn năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, tỷ giá tăng rất mạnh, chạm tỷ giá trần. Lý do là mọi người lo ngại đồng USD vào VN sẽ ít đi, mà cái gì càng ít đi sẽ càng có giá Họ mua USD vào Đẩy tỷ giá lên rất cao.
    • Trong vòng 1 tuần NHNN phải bán ra hơn 5 tỷ đô để bình ổn lại (dự trữ ngoại hối ~60 tỷ đô). Tuy nhiên họ đã thất bại, buộc phải để tỷ giá trung tâm lên cao hơn.
  • Tại sao tiền VND lại yếu thế, 1 USD đổi được 25000 VND?

    • Lý do là do VN trải qua những giai đoạn siêu lạm phát từ năm 9x, năm 2012, …
    • Giờ muốn fix thì phải Đổi tiền (Giống năm 8x). Tại sao VN không đổi tiền luôn? Vì từ năm 2012 tới giờ VN kiểm soát lạm phát rất tốt Không có lý do gì để đổi tiền cả.
  • Mỹ vô hiệu hóa (cấm vận) $ của 1 nước ntn?

    • Dự trữ ngoại hối của các quốc gia thường không chỉ là đồng $ (tiền mặt), mà họ còn trữ 1 lượng lớn Trái phiếu Chính Phủ Mỹ.
    • Khi bị cấm vận, Mỹ yêu cầu không 1 quốc gia nào được mua Trái phiếu Chính Phủ Mỹ, vì họ sẽ không đồng ý mua lại số Trái phiếu đã bán cho nước bị cấm vận. Nước bị cấm vận không đổi TPCP ra $ Không có $ để nhập khẩu hàng cần thiết. (Nhưng 1 số nước như Nga, nếu các DN FDI mà muốn rút ra, do Nga không có tiền USD để cho nó rút, nên nó sẽ quốc hữu hóa DN đó luôn =)) Biến DN FDI thành của mình :v )
  • Tại sao mỗi nước lại lựa chọn 1 cách điều hành tỷ giá khác nhau?

    • Những nước tư bản, thân Mỹ, họ không phải lo về việc dự trữ ngoại hối Có thể chọn giải pháp thả nổi
    • Những nước XHCN như VN, hoặc không thân Mỹ/ Châu Âu Dễ bị cấm vận, kiểm duyệt hàng, … Cần tự lực cánh sinh nhiều, nên phải lựa chọn cách điều hành tỷ giá an toàn hơn để đảm bảo nguồn dự trữ ngoại hối.
  • Tại sao tỷ giá trên thị trường chợ đen lại cao hơn, và sao nhà nước vẫn để nó hoạt động?

    • Vẫn cần nó hoạt động, vì nó phản ánh cung cầu thực của thị trường NHNN cũng cần nhìn vào đó để đưa chính sách.
    • Giá nó cao hơn vì từ năm 2020 tới nay, Vàng SJC tăng rất cao Nhu cầu nhập lậu vàng về bán lấy lời cao. Tuy nhiên, họ lại không thể ra NHTM vay $ 1 cách hợp lý, nên phải mua $ ở chợ đen, sau đó đem $ đi mua vàng lậu về bán =)) Tình trạng này chỉ giảm khi từ 2/2022, Chính Phủ thông báo sẽ có biện pháp để đưa giá vàng SJC về sát với giá vàng thế giới. (Có thể thông qua biện pháp nhập khẩu vàng chính ngạch)
  • Tại sao NHNN lại muốn ghim tỷ giá trong 1 khoảng cố định?

    • Vì đó là mốc mà NHNN thấy là sẽ phù hợp, vừa có thể thu hút được nguồn vốn FDI, vừa có thể tạo được lợi thế cho DN Xuất khẩu.
    • Trước đây thì VN mình chủ yếu là Xuất khẩu. Nhưng giờ thì lại phụ thuộc rất nhiều vào DN FDI (iphone, ipad, điện thoại samsung, …) Tỷ giá cũng cần giữ ở mức phù hợp để tạo điều kiện cho DN FDI.
  • Tại sao NHNN lại tăng biên độ tỷ giá trung tâm vào 10/2022?

    • Do nhu cầu USD trên thị trường quá cao, chạm mức bán trần.
    • Khi FED tăng lãi suất mà VN chưa tăng, tiền sẽ chảy sang Mỹ Tỷ giá giật, NHNN có 1 số biện pháp như: Bán USD ra, Tăng lãi suất, Hút bớt tiền về, … Nhưng do VN cần duy trì Dự trữ ngoại hối = 16 tuần nhập khẩu ~= 8 * 16 = 128 tỷ đô, trong khi dự trữ ngoại hối của VN đang khoảng 87 tỷ đô Không thể bán USD thêm nữa. Do vậy, NHNN quyết định nới rộng biên độ.
  • Làm thế nào để biết SBV đã bán USD hay chưa?

    • Vẽ chart với giá mua + giá bán USD của NHTM. Lấy trung bình 2 đường này.
    • Nếu đường trung bình này chạm vào đường Giá bán USD của NHNN, thì khả năng cao là NHTM bắt đầu mua USD của NHNN rồi, tức là NHNN đã bắt đầu bán USD.
  • Có những biện pháp nào để hạ nhiệt tỷ giá?

    • (1) Hút tiền thông qua tín phiếu của NHNN Tăng lãi suất thị trường LNH lên
    • (2) Nâng tỷ giá trung tâm
    • (3) Bán đô forward
    • (4) Bán đo dự trữ ra, tăng nguồn cung
    • (5) Xử lý các vấn đề căng thẳng, như giá vàng giai đoạn 4/2023