Thép
Thép là ngành có tính chu kì rất cao. Khoảng 3 - 4 năm 1 chu kì
Chuỗi giá trị
Ngành Thép được chia 3 mảng chính gồm: Thép xây dựng, Tôn mạ và Bán lẻ. Công nghệ sản xuất thép: - Công nghệ BOF: HPG - Công nghệ EAF: POM VGS
Yếu tố đầu vào:
- Nguyên liệu đầu vào chính của ngành Thép bao gồm Quặng sắt, Than cốc ( với lò BOF), Thép phế và Điện ( với lò EAF). Cả 2 lò BOF , EAF đều sản xuất được Thép dài và Thép dẹt nhưng thành phần nguyên liệu chính sẽ khác nhau:
Lò BOF: Quặng sắt (29%) và Than cốc (25%), chiếm hơn 50% chi phí đầu vào Lò EAF: Thép phế (55.5%) và Điện ( 26.2%) , chiếm hơn 80% chi phí đầu vào
- Trên thế giới, Sản xuất Thép từ lò BOF chiếm 70% sản lượng, lò EAF và công nghệ khác chiếm 30%. Như vậy có thể thấy, lò BOF LÀ CÔNG NGHỆ CHÍNH SẢN XUẤT THÉP THẾ GIỚI HIỆN NAY.
-
Quặng sắt : Thành phần chính chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất thép. Nguồn quặng sắt đầu vào có thể là điểm sáng của ngành thép trong nước khi có thể khai thác và đáp ứng phần lớn nhu cầu sản xuất.
-
Than cốc: Sản phẩm chính từ Than mỡ. Ở Việt Nam, không đủ chất lượng để tạo ra lượng Than cốc nên phần lớn là nhập khẩu từ Úc (50%), Indonesia (30%), Nga,..
= > Ngành thép là ngành sản xuất, yếu tố đầu vào quan trọng. Vậy ngoài giá bán, cần quan tâm thêm đến yếu tố đầu vào.(Tradingeconomics sẽ thể hiện giá Thép và giá Iron Ore ( quặng sắt). Giá Than Cốc cần tìm nguồn tin ở VSA để theo dõi ngành).
Cách Doanh nghiệp trong ngành
- HPG – chuối khép kín: Từ nguyên liệu đầu vào đến sản xuất và thành phẩm. HPG sử dụng công nghệ BOF hiện đại trong sản xuất thép. HPG số 1 thị phần Thép xây dựng, Số 1 thị phần Ống thép, Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất được thép HRC, Doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất Việt Nam tự sản xuất ra Tôn mạ từ nguồn HRC tự tạo ra. ⇒ Số 1 nhà sản xuất Thép khu vực Đông Nam Á
- Thép cuộn được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Việt nam và Trung Quốc
- Thép HRC chủ yếu xuất khẩu sang Châu Âu, để làm vỏ xe ô tô/ tủ lạnh, …
- VPG: Cung cấp nguyên liệu đầu vào
- HSG – NKG: Sản xuất được Tôn mạ nhưng nhập khẩu HRC. HSG số 1 thị phần Tôn mạ (27%), xếp sau là Tôn Đông Á (19%) , sau là NKG (15%). HPG tham gia thị trường Tôn mạ vào năm 2020 nên quy mô chỉ chiếm 9%.
- TLH – SMC: Bán lẻ (không sản xuất) ⇒ Cơ cấu quy mô và sản phẩm chính của từng doanh nghiệp
Chu kỳ của ngành Thép
-
Ngành thép là ngành có tính chu kỳ - Ngành thép sẽ tăng trưởng mạnh khi các chính sách tài khóa được đẩy mạnh - đầu tư công và sản xuất công nghiệp phát triển thì nhu cầu thép sẽ tăng lên.
-
Nhu cầu bất động sản xây dựng được phục hồi và phát triển thì ngành thép cũng hưng thịnh.
-
Nhưng khi nền kinh tế suy thoái thì nhu cầu này sẽ giảm mạnh và khiến doanh thu của ngành thép giảm.
-
Chu kỳ kinh tế của các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến chu kỳ của ngành Thép. Việc các quốc gia này đưa ra các chính sách kinh tế cũng sẽ tác động gián tiếp đến cung cầu thép trên thế giới. → Với dòng vốn FDI - Với cơ hội từ rủi ro địa chính trị - Thời cơ vàng kinh tế VN thì Chu kỳ ngành thép đang ló rạng.
-
Năm 2016 là 1 năm đỉnh lợi nhuận của ngành Thép. Lợi thế đến từ việc áp thuế thép nhập khẩu. Đến năm 2018 chiến tranh thương mại Mỹ Trung ⇒ Thép lại bị ảnh hưởng. Năm 2021 thời kì tiền rẻ ⇒ Thép lại lên. Chu kỳ của ngành Thép khoảng 5 năm. Phần lớn là do Chu kì kinh tế, giai đoạn Commodities lên ngôi. Thép/Đồng/Dầu/… đều lên giá.
Các chỉ số đáng chú ý
Hàng tồn kho
- Đặc điểm của các doanh nghiệp Thép là có lượng Hàng tồn kho rất lớn.
- Việc tích trữ Hàng tồn kho làm cho Giá vốn tăng cao ⇒ Biên lợi nhuận sẽ giảm.
Ví dụ: Q2/2022, 60% tài sản của HSG nằm ở Hàng tồn kho. Nên trong các quý cuối năm, họ phải giảm giá để đẩy lượng Hàng tồn kho giá cao đi, trong bối cảnh nhu cầu thép đang thấp.
Tài sản cố định
- Tài sản cố định bao gồm: Nhà máy, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
- Theo dõi TSCĐ ta có thể dự báo về triển vọng Doanh Thu và Lợi nhuận trong những năm tới.
- Ngành thép là ngành sản xuất, nên nếu DN nào chiếm lợi thế về quy mô thì sẽ lợi thế cạnh tranh rất cao
- TSCĐ cao, nếu khấu hao mỗi năm giảm đi, mà khấu hao hết thì sẽ giảm khoản chi phí ⇒ Tăng lợi nhuận.09-
Tỷ lệ nợ vay / Tổng tài sản
- Do nhu cầu vốn rất lớn, các công ty ngành thép thường đi vay nợ để tài trợ cho hoạt động xây dựng nhà máy, máy móc, …
- Theo dõi chỉ số này để cân nhắc rủi ro trong tương lai
Ví dụ: Từ Q2/2022, Tỷ lệ nợ vay / Tổng tài sản của HSG giảm khá nhanh vì khi nhận thấy ngành Thép trở nên khó khăn, HSG đã chủ động giảm tỷ lệ vay nợ, trong bối cảnh lãi suất tăng cao, từ đó làm giảm Chi phí lãi vay, tăng khả năng trả nợ, hỗ trợ lợi nhuận của DN.
Biên lợi nhuận gộp
- Cho thấy tính chu kì, triển vọng ngành thép
- Phản ánh KQKD chính của DN mà không bị ảnh hưởng bởi chi phí khác.
CFSs
Nhận đinh
Triển vọng
Rủi ro
Phân tích BCTC của ngành Thép
Notes
- HPG được hưởng lợi từ việc bên Trung Quốc họ cấm lò cao vì ô nhiễm môi trường. Việt Nam mình cũng thế, nhưng lúc cấm thì ông HP đã xin được giấy phép rồi, những ông khác trong ngành không xin được =))
- Nơi xuất khẩu phôi thép lớn nhất là Úc. Nơi cán thép lớn nhất là Thiên Tân (TQ), sản lượng của nó gấp 4 lần tổng sản lượng thép của VN.
- P/E của ngành Thép chấp nhận được ở mức 7 - 8 lần. Vì nó thuộc dạng Hàng hóa - CÓ TÍNH CHU KỲ RẤT LỚN. Năm 2019 cp HP xuống rất thấp, ông Trần Đình Long out khỏi top tỷ phú USD.
Notes
- Chú ý giá thép CN - Steel - TradingEconomics