BTN - Công ty HBC và CTD
Cách ghi nhận lợi nhuận
Doanh nghiệp xây dựng có 2 cách ghi nhận lợi nhuận: Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng và Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
- Vào ngày lập BCTC, công ty tự ước tính khối lượng công việc đã hoàn thành, sau đó nhân tiền, ghi vào Doanh thu. Ví dụ hợp đồng 100 tỷ, tôi ước tính xây được 40% thì tôi ghi vào BCTC là Doanh thu năm nay 40 tỷ.
- Chủ đầu tư cũng không biết luôn, vì cách ghi này không cần hóa đơn, công ty tự ước tính.
- Khoản Doanh thu này ghi vào Khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD.
- Sau 1 thời gian, nếu dự án được nghiệm thu, thì khoản này sẽ có hóa đơn. Điền vào mục Khoản phải thu ngắn hạn của KH ⇒ Lúc này khoản àny chắc chắn hơn.
⇒ Các công ty xây dựng còn cầm Khoản phải thu theo tiến độ này đi cầm cố vay ngân hàng → Các Ngân Hàng cần thẩm định lại.
Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện
- Phải chờ Nghiệm thu A - B. Phải xuất hóa đơn thì mới ghi vào Doanh thu.
So sánh
- Phương pháp 1 có nhược điểm là tính không chắc chắn cao.
- Chất lượng Khoản phải thu kém ⇒ Chất lượng tài sản kém ⇒ Cấu trúc tài chính kém, phải đi vay nhiều.
- Phương pháp 2 thì dễ bị lag về thời gian, do nếu bên Chủ đầu tư chưa bố trí được vốn để thanh toán ⇒ Chậm nghiệm thu, xây xong rồi nhưng không được thanh toán/ Có hóa đơn ⇒ Không ghi doanh thu kịp thời.
HBC và CTD
Hai công ty này có các Chủ đầu tư khác nhau, nên mỗi ông đều chọn cho mình cách ghi nhận khác nhau.
CTD có chủ đầu tư tốt, họ nghiêm thu nhanh nên có tiền(Trước đây Chủ đầu tư của CTD là Vingroup) còn HBC thì chủ đầu tư hơi lởm, họ không có tiền nên phải ghi Doanh thu theo cách ước tính.
HBC
- BCTC của HBC, khoản ước tính này rất cao.
- Họ phát giấy nhiều, vay nợ nhiều, phát hành cổ phiếu liên tục để tăng vốn.
- Tổng tài sản 16k tỷ thì có tới 11k tỷ là Khoản phải thu.
- HBC từng bị các nhà đầu tư nước ngoài hỏi là: Khoản phải thu theo tiến độ này là gì? Cách ghi nhận này theo chuẩn mực BCTC 1995, giờ 2023 rồi vẫn dùng?
HBC và Scandal với FLC
- FLC là 1 chủ đầu tư của bên HBC.
- HBC xây dựng FLC Thanh Hóa xong từ 2015, nhưng FLC còn nợ lại hơn 200 tỷ, chây ì không trả.
- HBC thuê báo giaoduc.net lên bài để gây sức ép đòi hộ. Bằng chứng bao gồm 1 tờ giấy, bên FLC gửi sang bên HBC, báo là: Bên FLC đang nợ HBC 1 khoản tiền 213 tỷ. (Lý do là FLC hợp thức hóa BCTC fake).
- FLC cậy mình dân luật, kiện luôn báo giaoduc.net ra tòa. Tại đây luật sư của FLC hỏi báo giaoduc.net là: “Các anh định nghĩa ntn là chây ì không trả?” - “Các khoản có nghĩa vụ phải trả mà không trả là chây ì”.
- Tuy nhiên, FLC biết ông HBC “ước lượng khoản phải thu” theo cách 1, và không có hồ sơ nghiệm thu (Do bên FLC đoạn cuối chây ì không chịu làm hồ sơ nghiệm thu, sau đó giải tán ban quản lý dự án), nên họ hỏi báo giaoduc.net là: Đâu, các anh đưa bằng chứng ra đây, hồ sơ nghiệm thu đâu???
⇒ Kết quả báo giaoduc.net thua.
FLC kiện báo với 2 nội dung: Nói sai sự thật, và đăng bài về BĐS → Không đúng với tôn chỉ của báo. Nên về sau ông báo giaoduc.net vẫn đăng bài nói xấu FLC, nhưng bài nào cũng chèn thêm đoạn: “Theo phản ánh của một số phụ huynh học sinh …” =)))
CTD
- Cổ phiếu cô đặc. Ít phát giấy. Chủ đầu tư tốt.
- Họ có dòng tiền ổn định, nên không cần phải pha ke khoản Doanh thu ước tính kia.