Báo cáo tài chính
Hãy đọc hiểu những gì nằm sau những con số
Cấu trúc BCTC
- Chương I: Bảng cân đối kế toán
- Chương II: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Chương III: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Chương IV: Bản thuyết minh CTC
Chương I: Bảng cân đối kế toán
WHAT
- Là bảng liệt kê tài sản và nguồn vốn tạo nên tài sản đó.
- Giá trị Tài sản luôn bằng giá trị Nguồn vốn tạo nên tài sản đó ⇒ Bản Cân Đối kế toán.
- Chỉ có giá trị thời điểm, do tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian.
TÀI SẢN
-
TÀI SẢN NGẮN HẠN
-
Tài sản có tính thanh khoản cao
-
Thời gian biến thành tiền mặt < 1 năm.
- Tiền và tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
-
-
TÀI SẢN DÀI HẠN
- Các khoản phải thu dài hạn
- Tài sản cố định (hữu hình + vô hình)
- Tài sản cố định (Nhà cửa, đất đai,máy móc, kho bãi, …)
- Tài sản vô hình (bản quyền sáng chế, giấy phép kinh doanh, lợi thế thương mại, …)
- BĐS đầu tư
- Tài sản dở dang dài hạn
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
NGUỒN VỐN
- NỢ - quan trọng về mặt pháp lý
- NỢ NGẮN HẠN - Khoản phải trả trong 12 tháng tới.
- Phải trả người bán.
- Người mua trả tiền trước.
- Thuế phải nộp cho NSNN.
- Phải trả cho người lao động. (lương)
- Chi phí phải trả (tiền điện, nước, lãi suất)
- Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn.
- Vay ngắn hạn
- Dự phòng phải trả ngắn hạn.
- Quỹ khen thưởng và phúc lợi.
- Phải trả ngắn hạn khác.
- NỢ DÀI HẠN - Khoản phải trả sau 12 tháng.
- NỢ NGẮN HẠN - Khoản phải trả trong 12 tháng tới.
- VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn do nhà sáng lập góp vào. Doanh nghiệp không phải chịu áp lực trả lãi.
- Vốn góp của chủ sở hữu
- Thặng dư vốn cổ phần
- Vốn khác của chủ sở hữu
- Cổ phiếu quỹ
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Vốn do nhà sáng lập góp vào. Doanh nghiệp không phải chịu áp lực trả lãi.
Tài sản là những thứ mà 1 doanh nghiệp đang sở hữu.
Nguồn vốn là lực, hiểu nôm na là ông lấy tiền đâu để mua Tài sản đó.
⇒ 2 cái này luôn phải cân bằng.
CÂN ĐỐI
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
Tài sản Ngắn hạn ⇐> Nợ ngắn hạn
TS Dài hạn < = > Nợ Dài hạn
Tổng Nợ < = > Vốn chủ sở hữu
Tổng Nợ < = > Tổng Tài Sản
Vốn chủ sở hữu { TS Ngắn hạn, TS Dài hạn }
Notes:
-
Các doanh nghiệp càng lợi thế khi các khoản phải thu ngắn hạn của nó ít đi, càng không bị đối tượng khác chiếm dụng vốn.
- Nguyên tắc là khoản này càng cao thì không tốt, nhưng ở 1 mức nhất định thì nó lại thúc đẩy lượng hàng bán ra.
- Cần so sánh khoản này với các kì trước để xem thế là nhiều hay ít.
- Nếu khoản này tăng, nhưng tổng tài sản nó cũng tăng với tỉ lệ tương ứng ⇒ OK
- Nếu khoản này tăng, tổng tài sản lại chững lại/giảm đi ⇒ Chứng tỏ việc kinh doanh có vấn đề/khó khăn, và họ đang phải chấp nhận việc KH chiếm dụng vốn để đổi lại doanh số bán hàng.
-
Tỉ lệ khoản phải thu ngắn hạn/Tài sản càng cao thì doanh nghiệp càng ít lợi thế.
-
Nếu mục Tài sản ngắn hạn khác lớn, mà không có giải thích gì thì có khả năng có vấn đề mờ ám.
-
Các mục phải thu/ hàng tồn kho thì cần có “Khoản dự phòng” trong TH không đòi được/phải giảm giá để bán hàng tồn kho. (Sẽ có tỉ lệ %. Mình cần biết tỉ lệ đó là tốt hay xấu bằng cách so sánh với các công ty khác, với lịch sử
-
Tài sản dở dang dài hạn: Nếu con số này lớn chứng tỏ DN đang đầu tư lớn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong tương lai. Nên chúng ta kỳ vọng khi nó đưa vào khai thác thì có thể dẫn tới bùng phát về doanh thu/ lợi nhuận.
- Nhìn vào mục này để dự đoán sự bùng nổ của doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Thông thường nên mua cổ phiếu khi DN “sắp hoàn thiện” hạng mục dang dở này.
-
NỢ: Có những khoản nợ dưới hình thức chiếm dụng vốn (k phải trả lãi) thì hãy cố gắng để tăng khoản đó lên. Còn với nợ dưới dạng phải trả lãi thì nên hạn chế.
-
Công ty con và công ty liên kết:
- Nếu DN sở hữu > 50% vốn ⇒ Công ty con ⇒ Lợi nhuận/Nợ của công ty con cũng có thể gộp vào công ty mẹ ⇒ BCTC hợp nhất.
- Nếu DN sở hữu < 50% vốn ⇒ Công ty liên kết ⇒ Đợi khi nào cty đó chia cổ tức bằng tiền thì mới gộp được vào ⇒ Tài sản ẩn, không hiện trên BCTC. (Vd FPT nắm giữ 6% cổ phần TPB)
-
Sau khi xem BCTC, nếu tài sản tăng ~20%/năm là tốt. Nhưng cần để ý xem tăng bằng gì? Lợi nhuận giữ lại, Thặng dư vốn cổ phần, hay là đi vay?
-
1 công ty tốt nhất là nợ ít =)) Mặc dù muốn giàu thì cần chiếm dụng vốn :v nhưng nợ ngắn hạn thì OK, chứ nợ dài hạn thì phải vay ngân hàng → k tốt.
- Không chơi với ông nợ nhiều (”nhiều” hay ít là so với tổng tài sản).
- Không chơi với ông nợ dài hạn nhiều hơn nợ ngắn hạn.
- Nợ ngắn hạn phải đem so với tài sản ngắn hạn. Nợ dài hạn phải đem tài trợ cho tài sản dài hạn.
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
: Khoản này là lợi nhuận sau thuế được giữ lại. (tiền mặt) mà chưa biết sẽ làm gì, nhưng cũng không vội chia cho cổ đông. Vd như Hòa Phát, VNM giữ lại khoản này rất nhiều để đầu tư dần/chia dần.- Đứng ở góc độ cổ đông, thì có nên lấy cổ tức tiền mặt từ khỏa này không? Hay để cty giữ lại đầu tư dần?
- Nên lấy cổ tức bằng cổ phiếu, nếu lấy tiền mặt thì sẽ bị đánh thuế.
- Nếu tin tưởng lãnh đạo + có kế hoạch cụ thể thì sẽ để tiền đó làm kinh tế. Còn k thì cứ lấy tiền mặt cho chắc ăn.
- Công ty nếu k biết làm gì với chính số tiền đó thì nên dùng để mua lại cp quỹ (đã phát hành nhưng chưa lưu hành). Như thế thì tôgnr tài sản công ty vẫn thế nhưng số lượng cp giảm đi ⇒ Thị giá tăng lên ⇒ Cổ đông được lời.
- Đứng ở góc độ cổ đông, thì có nên lấy cổ tức tiền mặt từ khỏa này không? Hay để cty giữ lại đầu tư dần?
Tổng kết:
- Là bức ảnh chụp tại 1 thời điểm phản ánh Tài sản của DN và Nguồn vốn tạo ra Tài sản đó.
- Từ “Cân đối” < = > Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
- “TÀI SẢN” là phần quan trong nhất trong BCTC, là nền tảng để đánh giá sức khỏe của DN
- Mỗi loại DN có 1 loại “tỷ lệ cân đối” đặc trưng cho loại hình hoạt động của DN đó.
- Bán lẻ thì k cần tài sản cố định, hàng hóa đi mua rồi bán lại ⇒ Tài sản lưu động, hàng tồn kho là chính, Tài sản cố định nhỏ ⇒ Khoản vay dài hạn của ông ý phải ít.
- Công ty thâm dụng tài sản kiểu HPG, Vicostone, .. nhà máy lớn ⇒ Tài sản cố định lớn, tài sản lưu động nhỏ ⇒ Vay dài hạn nhiều để tại trợ cho tài sản dài hạn.