Cổ phiếu quỹ
Key takeaways
-
Cổ phiếu nằm trong két, dùng tiền của công ty đi mua chính cp của công ty, sau đó đem cất đi. Phần cổ phiếu này không có bất cứ quyền gì, kể cả quyền biểu quyết, quyền hưởng cổ tức, …
-
Công ty thường mua CP quỹ khi thị trường giảm và bán lại khi thị trường tăng để lấy phần chênh lệch.
- Phần tiền chênh này sẽ không được hạch toán vào lợi nhuận ròng, nhưng cũng giúp cải thiện dòng tiền cũng như tăng Thặng dư vốn cổ phần trên BCTC.
-
Khi công ty bỏ tiền ra mua cổ phiếu quỹ
- Tài sản giảm, do đã dùng Tiền và các khoản tương đương tiền đi mua cổ phiếu.
- Nguồn vốn giảm, giảm ở mục Cổ phiếu quỹ.
-
Khi công ty bán cổ phiếu quỹ
- Nếu có lời, thì phần này sẽ ghi tăng vào Thặng dư vốn cổ phần
- Nếu bị lỗ, sẽ ghi giảm vào Thặng dư vốn cổ phần
-
DN cũng có thể hủy bỏ cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ. - vd Thủy sản Mekong hủy bỏ cp quỹ
Tích cực
- Tốt cho cung cầu: làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành ngoài thị trường, từ đó làm giảm nguồn cung và giúp giá cổ phiếu có động lực tăng trong cả ngắn và trung hạn.
- Dạng cổ phiếu doanh nghiệp “khóa trong két”, nên không được trả lợi tức, có quyền biểu quyết, … ⇒ Nếu không làm giảm tiềm năng lợi nhuận, thì việc mua sẽ giúp EPS và ROE tăng lên.
- Như 1 dạng đầu tư tài chính của DN: Khi lãnh đạo thấy giá cp đang thấp hơn so với giá trị thì có thể mua cp, canh bán ra khi giá cao hơn để kiếm lời. (vd Kido Group và Masan Group MSN)
- Tiết kiệm cho cổ đông: Khi DN có nhiều tiền mặt, thì ngoài trả cổ tức cũng có thể mua cp quỹ. Cả 2 hướng này đều có lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, mua cp quỹ thì tránh được phần thuế TNCN.
Tiêu cực
- Nói 1 đằng làm 1 nẻo: Đăng ký mua nhưng lại không mua. (GAS năm 2015, chỉ mua 6% số đăng ký)
- Dùng tiền của DN cho 1 số cổ đông thoái vốn: Ông A muốn thoái vốn, nên nói lãnh đạo công ty mua lại chính cổ phiếu của ông ấy.
- Mua cp quỹ để tăng tỷ lệ biểu quyết, phục vụ lợi ích cá nhân thay vì lợi ích cổ đông.