Bong bóng tài sản
WHAT
Trước hết, ta hãy xem lại ví dụ về Vòng quay tư bản.
Vẫn là ví dụ bên trên. Bây giờ chủ tiệm bánh cần khai thác Năng lượng và Nguyên liệu để làm bánh, kiếm được tiền để đáp lại niềm tin của chủ ngân hàng.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu nền kinh tế có rất nhiều khoản vay, và những người đi vay này lại không tạo ra đủ của cải vật chất để trả lại cho ngân hàng? (Covid, đứt chuỗi cung ứng, …)
Lúc này, sẽ cần có thêm tiền bơm thêm vào nền kinh tế, để kích thích cái vòng quay này. Người bơm tiền chính là Ngân hàng TW quốc gia.
FED mua lại các khoản vay của doanh nghiệp dưới dạng Trái phiếu doanh nghiệp, tức là bơm tiền lại cho doanh nghiệp, để cho vòng xoay này tiếp tục xoay. Với kì vọng là công ty sẽ làm ăn lại khi nền kinh tế ổn định trở lại.
Tuy nhiên, khi bơm quá nhiều tiền để mua 1 tài sản mà khả năng tạo ra tài sản của cải vật chất của nó rất thấp ⇒ Bong bóng tài sản
Tức là việc bơm tiền sẽ có 2 mặt, 1 là để cứu trợ cho doanh nghiệp, đảm bảo vòng xoay tư bản tiếp tục quay. Nhưng nó cũng có thể dẫn tới nguy cơ tạo ra bong bóng tài sản.
Có nhiều vụ bong bóng như Bong bóng hoa Tuylip, bong bóng Mississippi. Hoặc như năm 2008, giá trị của các tài sản tài chính trên toàn cầu lớn gấp 3 lần giá trị tài sản thật. Bong bóng thổi quá căng → Vỡ → Hệ lụy nguy hiểm.
Bất cứ khi nào Vòng quay của tiền tăng, thì cũng sẽ hình thành lên Bong bóng tài sản.