Cung tiền

Khái niệm

Cung tiền tệ (Money Supply) là tổng lượng tiền trong lưu thông trong nền kinh tế. Cung tiền bao gồm: tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng và tiền của cơ quan doanh nghiệp.

Cung tiền có các hình thức: tiền mặt, tiền xu, tiền gửi ngân hàng, séc được phép lưu hành trên thị trường theo quy định Nhà nước.

Cơ chế Cung tiền ⭐⭐

Quy trình tạo tiền

  • Khi khai sinh, sẽ có 2 loại tiền tồn tại trong thị trường:

    • Deposit: Khoản tiền NHNN bơm cho NHTM - tiền mồi
    • Cash: Tiền mặt phát cho người dân - Coi như 1 tín phiếu của NHNN
  • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTW đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, có thể giải cứu NHTM trong trường hợp họ phá sản - Với điều kiện NHTM khi nhận được tiền gửi thì phải dự trữ ở NHTW 1 khoản (tùy vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc)

  • Tỷ lệ dự trữ vượt mức: Nếu NHTM cảm thấy rủi ro khi đem tiền đi cho vay, họ sẽ gửi tiền tại NHTW, vượt mức mà NHTW yêu cầu.

Quy trình sinh tiền tiếp theo sẽ giống với Vòng quay tư bản. Bản chất nền kinh tế là một Bong bóng tài sản.

Cơ chế

CÔNG THỨC ĐỂ TÍNH LƯỢNG CUNG TIỀN: M2 = C + D = Tiền mặt + Tiền gửi

Trong đó:

  • C: Lượng tiền mặt trong lưu thông
  • c: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông (tỷ lệ nắm giữ tiền mặt) / Tiền gửi (D - Deposit) = C / D
  • R: Lượng dự trữ bao gồm cả dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức tại NHTW và NHTM
  • r: Tỷ lệ dự trữ trên tổng tiền gửi = R / D
  • rr: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc / Tổng tiền gửi
  • re: Tỷ lệ dự trữ vượt mức / Tổng tiền gửi
  • m: Hệ số nhân tiền

Tại Việt Nam, hệ số nhân tiền m ~= 7. Tức là khi NHTW tăng DỰ TRỮ (MB) lên 1 đồng, thì Cung tiền tăng lên 7 đồng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ~3% (tuy nhiên, lượng tiền gửi kì hạn khác nhau thì cũng cần dự trữ khác nhau. Nếu > 1 năm thì chỉ cần dự trữ ít hơn)

SBV chỉ có thể can thiệp được vào MB + rr, và 1 phần của re. Không thể can thiệp vào c. (Chỉ tác động vào R và m). Lý do là vì lượng tiền mặt người dân nắm giữ phụ thuộc vào uy tín của Chính Phủ, của Ngân hàng, thường theo chu kì, …

Chính sách tiền tệ là để can thiệp vào quá trình từ R sang D (Vì C rất khó thay đổi). Nếu từ R sang D nhanh Cung tiền tăng. Nếu R không chuyển được sang D Cung tiền giảm.


Trong cuộc chơi thay đổi Cung tiền sẽ có 3 người chơi:

  1. NHTW
    • Tăng lượng tiền cơ sở (MB) Cung tiền Tăng
    • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr) Cung tiền Tăng
  2. NHTM
    • Giảm Dự trữ vượt mức (re) Cung tiền tăng
  3. Người gửi tiền
    • Giảm dùng tiền giấy (c) Cung tiền tăng

Xảy ra 1 số trường hợp:

  1. NHTW bơm tiền, họ sẽ phát cho NHTM qua Re Tăng số tiền dự trữ của NHTM đó lên Đồng nghĩa với việc NHTM có thể cho vay nhiều hơn.
  2. Tuy nhiên, chưa chắc MB tăng thì nền kinh tế đã tốt hơn, do còn phụ thuộc vào ý chí của NHTM (có cho vay không, hay lại tăng tỷ lệ dự trữ vượt mức lên), hoặc Người gửi tiền (có gửi tiền vào NHTM không hay sẽ đổi ra USD/Vàng)

NHTW

BẢNG CÂN ĐỐI CỦA NGÂN HÀNG TW

Tài sản cóTài sản nợ
Chứng khoánTIỀN GIẤY
Cho vayDỰ TRỮ (R)
- Bắt buộc
- Vượt
  • Lượng tiền giấy sẽ không được in vô tội vạ.
  • Lượng TIỀN GIẤY + DỰ TRỮ (R) = MONTARY BASE - lượng tiền cơ sở *- Muốn tăng CUNG TIỀN, NHTW sẽ:
    • Tăng DỰ TRỮ của các NHTM lên (R)
    • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.*
  • Khi NHTW tăng DỰ TRỮ, họ sẽ bơm tiền đó xuống các NHTM. NHTM thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ đem cho vay, tiền sẽ được nhân lên.

Cung tiền sẽ dừng lại khi:

  1. Tiền giấy
  2. Không cho vay (Đạt giới hạn Tăng trưởng tín dụng)

Thị trường mở là thị trường mà trong đó NHTW tham gia vào việc mua, bán các loại giấy tờ có giá (chứng khoán) do Nhà nước phát hành. (Trái phiếu CP và Tín Phiếu) - Bơm tiền và Hút tiền

Chính sách tiền tệ Mở rộng/ Thắt chặt, thực chất là thay đổi bảng cân đối kế toán của NHTW

NHTM

Bẫy thanh khoản

  • WHAT:
    • Thường sau khủng hoảng, NHNN sẽ bơm tiền cho các NHTM thông qua Dự trữ (R). Tuy nhiên, NHTM dù có rất nhiều tiền nhưng vẫn không cho vay Tiền không đi được vào nền kinh tế. Hiện tượng này được gọi là Bẫy thanh khoản.
  • WHY:
    • Sau khủng hoảng, NHTM thường lo sợ về nợ xấu tăng cao. Nên họ thường giữ tiền đó để đề phòng. Chỉ cần nợ xấu tăng thêm 10% tiền vốn + dự trữ của họ k đủ cover thì sẽ toang. Nên họ giữ tiền lại để đề phòng.
    • Sau mỗi ngân hàng thường là các công ty, tập đoàn lớn. Khi có tiền nhiều, NHTM sẽ ưu tiên cứu những tập đoàn đó trước. Vd để cứu BĐS của Vin, Techcombank sẽ mua trái phiếu của Vin. Vin dùng tiền đó đi cứu BĐS Tiền ghi nhận ở TCB sẽ không dính nợ xấu BĐS, còn Vin vẫn có tiền đi xử lý.
  • HOW:
    • Khi khủng hoảng, các NH không ai tin ai cả, lãi suất ON có thể lên tới 15-20%.
    • Để tránh TH này, NHNN sẽ hạ lãi suất dự trữ của NHTM tại NHNN về âm, tuy nhiên NHTM thường thà chịu trả tiền cho NHNN còn hơn là bị sập =))

Giai đoạn 2023, bẫy thanh khoản này đã xảy ra, khi tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tăng lên rất cao. Chính phủ đã phải: (1) Cho phép hoãn một số lô trái phiếu đáo hạn sang năm sau, (2) Thay đổi 1 số tiêu chí nhóm nợ xấu, (3) Giảm lãi suất huy động tới mức 4-5%. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn rất thận trọng, tiêu chí để cho vay vẫn rất cao Tiền nhiều nhưng không vào được nền kinh tế. Tín dụng 1 năm chỉ tăng ~10%, tuy nhiên 2 tuần cuối năm thì tăng 300k tỷ nên cả năm tăng trưởng 13.5% =)))) Năm 2024, Chính Phủ mở room luôn 15% từ đầu năm cho các ngân hàng.

Yếu tố tác động CUNG TIỀN và CẦU TIỀN

Cung tiền

  • NHTW kiểm soát lượng Cung tiền (là 1 đường thẳng đứng). Lý do là vì họ muốn xác định được Lãi suất mục tiêu.

  • Chính Phủ không thể tác động vào nhu cầu vay tiền của người dân được. Họ chỉ tác động vào mặt Cung tiền - quyết định số lượng tiền sẽ bơm vào nền kinh tế.

  • CP tác động thông qua việc Mở rộng/ Thu hẹp CUNG TIỀN

Cầu tiền

Mô phỏng ảnh hưởng của GDP và Lạm phát tới Cầu tiền. Lãi suất càng cao, Nhu cầu về tiền càng ít.

Questions

  • Tại sao hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì lại tăng được Cung tiền?
    • Khi NHTM huy động được 100 triệu, lãi suất 6%. Họ phải gửi 3 triệu vào NHTW theo tỷ lệ dự trữ 3% Họ phải cho vay với lãi suất cao hơn, phù hợp để bù lại chỗ 3 triệu (lãi cực thấp) đã đem gửi ở NHTW Khi giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chi phí vốn sẽ giảm Lãi suất cho vay cũng giảm đi Người dân dễ tiếp cận nguồn vốn Cung tiền tăng.
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu Quy trình tạo tiền bị đứt gãy?
    • Vòng quay tạo tiền sẽ liên tục nhân tiền lên. Nhưng nếu nó bị đứt gãy, người ta không đem tiền đi gửi ngân hàng nữa mà cất 1 chỗ, hoặc đổi ra USD hoặc mua vàng Cung tiền bị ảnh hưởng. (Ông A có thể mua vàng từ ông B, nhưng ông B lại đem tiền đó đi đổi ra USD để mua Vàng tiếp Vẫn ảnh hưởng lên cung tiền)
    • Hàng hóa giảm chậm hơn so với cung tiền Hàng nhiều hơn Tiền Giảm phát.

Notes

  • Ở VN khá fun. Tỉ lệ tín dụng 7 tháng đầu năm 2023 lại thấp hơn 6 tháng đầu năm =))) Có thể đây là kỹ thuật của các NHTM, tăng tỉ lệ tín dụng 6 tháng, sau đó lấy được room tín dụng rồi thì lại trả lại :v
  • Giai đoạn 2007, Cung tiền của VN mình rất cao. Do lúc đó dòng vốn nước ngoài đổ vào VN nhiều Chính phủ phải bơm rất nhiều tiền để giữ được tỷ giá Tiền nhiều, Lạm phát tăng cao.