Kinh tế Vĩ Mô và Tiền tệ

Notes

THIÊN THỜI - ĐỊA LỢI - NHÂN HÒA

Thiên thời là xu hướng Vĩ mô, là ý chí của nhà tạo lập. > Phân tích Vĩ Mô - Tiền tệ.

Địa lợi là Ngành/Doanh nghiệp tốt, có lợi thế cạnh tranh hoặc được hưởng lợi. > Phân tích Doanh nghiệp.

Nhân hòa là Những người chơi khác, cũng sẽ ra quyết định giống mình trong tương lai. > Phân tích Kỹ thuật.

Học Vĩ mô - Tiền tệ để:

  • Biết được Cách nền kinh tế vận hành.
  • Hiểu được hành động của Chính Phủ - Người chia bài .
  • Dự đoán được hướng đi tiếp theo của nền kinh tế.

Hiểu được THIÊN THỜI (Lạm phát, Tỷ giá, Tiền tệ), sau đó mới đào sâu vào ĐỊA LỢI (Sức khỏe nền kinh tế, bóc tách Sản xuất, Tiêu dùng, Ngành hưởng lợi, …) để tìm ra Doanh nghiệp tốt. Phần còn lại chỉ là NHÂN HÒA - Quản trị cảm xúc.

Vĩ mô

  • Lạm phát
  • Tỷ giá
  • Đo lường sức khỏe nền kinh tế:
    • GDP
    • Khu vực sản xuất: PMI, IIP, Chỉ số sản phẩm công nghiệp
    • Khu vực chi tiêu tiêu dùng: Vận tải, Bán lẻ, Du lịch
    • Xuất Nhập Khẩu: Theo mặt hàng/ quốc gia

Tiền tệ

Dựa vào Chỉ báo cá nhân⭐⭐, ta có thể nhìn ra được dấu hiệu của nền kinh tế, hoặc điểm đảo chiều. Kinh tế có chu kì, và nhiệm vụ của chúng ta là: Với mỗi giai đoạn của nền kinh tế, ta sẽ làm gì?

Phân tích

Source

  • Phân tích tình hình hiện tại dựa vào ΔE, ΔP, Δr.
    • ΔP: Giá - Chu kỳ giá tài sản tài chính
    • ΔE: GDP - Chu kỳ kinh doanh
    • Δr: Lãi suất - Chu kỳ lãi suất Source

Nửa trên là: Chu kì kinh doanh. Nửa dưới là Chu kì tiền = Chu kì lãi suất + Chu kì thanh khoản Đi trước chu kì tiền là Chu kì chinh sách.

Chu kỳ thanh khoản này là chu kỳ của hệ thống ngân hàng, tác động trực tiếp vào Phần bù rủi ro.

Sức khỏe nền kinh tế

GDP - Sản xuất và tiêu dùng

Chỉ số
  1. Tổng bán lẻ HH và DV (YoY)
  2. XK Tổng (YoY)
  3. IIP Toàn ngành Công nghiệp (YoY)
  4. GDP So sánh (YoY)
Questions
  • Cái nào tăng trưởng tốt nhất? Đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng?
  • Tăng trưởng là do tốt thực sự, hay là do cùng kì năm ngoái quá thấp?
  • XK tăng trưởng có kéo theo được Công nghiệp phát triển không?
  • Ngành nào hầu như không tăng trưởng, tại sao?

Kinh tế phục hồi rõ nét không? Có bứt phá không? Còn dư địa không?

Lạm phát

Lạm phát ở VN được tính theo YoY Ave (Trung bình cách tháng trong năm).

Chỉ số
  1. CPI Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
  2. CPI Giáo dục
  3. CPI Nhà ở và vật liệu xây dựng
  4. CPI Hàng hóa và dịch vụ khác
  5. CPI Giao thông
  6. CPI
Questions
  • Có tăng tốc không, có nhanh không (so sánh nửa đầu năm với nửa cuối năm)?
  • Lạm phát tăng là do thành phần nào tác động chính?

Chính sách tiền tệ

Lãi suất

Chỉ số
  1. LSHĐ 12 tháng nhóm NHTM lớn
  2. LSHĐ 6 tháng nhóm NHTM lớn
  3. LSHĐ 3 tháng nhóm NHTM lớn
  4. CPI (YoY)
Questions
  • Lãi suất có giảm được nữa không? (Nếu đem so với lạm phát. Dự phóng Lạm phát khoảng 4,5% thì Lãi suất không thể giảm về dưới hơn, nếu không Lãi suất thực sẽ âm). Nếu lãi suất thực tiệm cận 0, thì người dân sẽ không gửi tiền Thanh khoản NH sẽ bị thiếu

Tín dụng

Chỉ số
  1. Tín dụng YTD
  2. Huy động YTD
  3. Huy động từ tổ chức kinh tế
  4. Huy động từ dân cư
Questions
  • Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với huy động ntn? So với năm trước ntn?
  • Tín dụng cao hơn Huy động không?
    • Nếu cao hơn, thì NH có thể thiếu nguồn tiền, phải huy động nguồn khác để cho vay.
    • NHTM có thể dư thừa tiền ở kỳ hạn siêu ngắn (ON), nhưng ở kỳ hạn trung và dài hạn, họ vẫn bị thiếu hụt nguồn vốn.
  • Tín dụng có độ trễ so với nền kinh tế. Năm nay tăng chậm thì năm sau kinh tế khó khăn.

Thị trường TPDN ntn, Chi phí huy động vốn của NH thế nào, lãi suất cho vay có động lực giảm chưa? Nợ xấu đạt đỉnh chưa? …

Vĩ mô Thế giới

Tỷ giá

Chỉ số
  1. Tỷ giá đô NHTM mua vào
  2. Tỷ giá đô NHTM bán ra
  3. Tỷ giá đô NHNN mua vào
  4. Tỷ giá đô NHNN bán ra
Questions
  • NHNN có can thiệp không? Có tăng lãi suất thị trường 2 (OMO), hoặc Bán USD không?
  • Dư địa tăng, giảm của Tỷ giá là bao nhiêu? (= % lãi suất USD - lãi suất ON)
  • Tỷ giá tăng phù hợp là bao nhiêu %?

Cán cân tổng thể BOP

Chỉ số
  1. BOP Hàng hóa ròng/ BOP Dịch vụ ròng/ BOP thu nhập đầu tư công
  2. BOP Chuyển giao vãng lai ròng/ BOP Đầu tư trực tiếp ròng/ BOP Tổng đầu tư khác ròng
  3. BOP Cán cân tổng thể/ BOP Lỗi và sai sót

BOP Có dương không? Có cân bằng không? Đâu là cái dẫn dắt? Tiền có bị hút do chênh lệch lãi suất không?

Key của việc kéo lại tỷ giá đó là Có nguồn tiền USD vào VN để cân lại mức tỷ giá không?

Notes

  • Nếu cả 3 KPI của Chính Phủ - GDP, Lạm phát, Tỷ giá đều xấu, Chính phủ sẽ phải ưu tiên theo thứ tự: Tỷ giá > Lạm phát > GDP
  • Chính Phủ không quan tâm tới TTCK, họ chỉ quan tâm tới Sức khỏe của nền kinh tế. Do đó, phân tích được Sức khỏe của nền kinh tế, ta sẽ:
    • Dự đoán được chính sách của Chính phủ - Thứ ảnh hưởng trực tiếp tới TTCK.
    • Xem được ngành nào là ngành có tiềm năng phát triển trong giai đoạn tới Lựa chọn CP ngành tốt hơn.