Lãi suất

Có 2 loại lãi suất: Lãi suất thị trường và Lãi suất điều hành.

NHNN không can thiệp được vào lãi suất thị trường, nhưng họ sẽ nhìn vào đó để điều chỉnh chính sách của mình.

Lãi suất thị trường

  • Lãi suất liên ngân hàng:
    • Là lãi suất các NHTM cho nhau vay (Qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng)
    • Kì hạn siêu ngắn, chủ yếu là phục vụ đáp ứng yêu cầu Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
      • NHNN yêu cầu dự trữ 1 phần, nhưng họ sẽ chốt là: Vào giờ này, ông phải có đủ tiền dự trữ là 3% cho tôi. Nếu không có tôi sẽ phạt.
      • NHTM thường vẫn sử dụng tiền dự trữ đó cho các mục đích khác. Đến giờ chốt họ mới đem tiền về. Nếu không đem tiền về kịp thì họ phải đi vay ở thị trường liên ngân hàng.
    • Lãi suất này có thể thay đổi khi cho các NHTM khác nhau vay. Nếu NHTM A biết thằng B không có tài sản đảm bảo (không dự trữ TPCP, …) thì A sẽ cho vay với lãi suất rất cao.
    • Lãi suất liên ngân hàng đi khá sát với Bond Yield
  • Lãi suất huy động
  • Lãi suất cho vay

Lãi suất điều hành của NHNN

NHNN có 5 loại lãi suất điều hành có thể tác động vào thị trường: (sort theo Giảm dần lãi suất)

  • Lãi suất tái cấp vốn: Cầm cố hồ sơ tín dụng
    • Tôi có hợp đồng cho vay, hợp đồng tín dụng đã chót cho vay rồi, nhưng giờ thiếu tiền thì t cầm tới NHNN giao dịch
    • Đây còn được gọi là “lãi suất phạt”. Lý do là vì NHTM không quản trị rủi ro, cầm TPCP/ tài sản có tính thanh khoản tốt để khi cạn thanh khoản còn cấp cứu được. Nên giờ vô cùng thiếu tiền (Không vay liên ngân hàng được, cũng không vay tái chiết khấu được) mới phải dùng.
  • Lãi suất tái chiết khấu: Cầm cố giấy tờ có giá
    • Khi NHTM cạn tiền, nếu họ cảm thấy lãi suất tái chiết khấu tốt hơn lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động, thì họ sẽ đến “cửa sổ” NHNN để vay tiền. (gọi là cửa sổ vì không phải lúc nào nó cũng mở)
    • Nếu như tôi thiếu tiền, nhưng tôi có trái phiếu chính phủ, TPCP bảo lãnh, thì tôi sẽ đem bán cho NHNN, họ sẽ có 1 chiết khấu cho tôi.
    • Lãi suất tái chiết khấu là trần của Lãi suất liên ngân hàng. Vì nếu lãi suất liên ngân hàng mà cao quá, thì NHTM đến vay NHNN còn ưu đãi hơn.
  • Lãi suất OMO: NHNN cho NHTM vay
    • Khi NHTM cần tiền, họ sẽ đến trung tâm thị trường mở để đấu thầu. Nếu ông thấy lãi suất đó happy thì ông thầu.
    • NHTM bán repo cho NHNN giấy tờ có giá rồi cam kết sẽ mua lại trong tương lai.
    • Kênh OMO này lúc nào cũng mở (mỗi ngày NHNN chào đấu thầu bao nhiêu tiền thôi). Nên NHTM đến kênh OMO này chưa hẳn là để cầu cứu, mà có thể để kinh doanh. Ví dụ đấu thầu OMO với lãi suất 4%, sau đó đem tiền đấy đi cho chỗ khác vay lãi sất 5%.
  • Lãi suất Tín phiếu: NHTM cho NHNN vay.
    • NHNN phát hành tín phiếu (7 ngày, 14 ngày, …). NHTM bỏ tiền ra mua tín phiếu. Như thế thì NHNN sẽ hút được tiền đó về trong 7 ngày/ 14 ngày.
    • NHTM phải mua tín phiếu vì tiền họ có nhiều, nhưng không được phép cho vay (do mức trần tín dụng). Để tiền không thì phí nên họ dùng để mua tín phiếu, lãi suất ~ 1.7%
    • Giai đoạn năm 2020, NHNN không phát hành Tín phiếu nữa. (Bills trắng trơn). Tiền trong nền kinh tế nhiều nhưng SBV không hút về.
    • Khi NHNN phát hành lại Bill Tín phiếu, thì đó là dấu hiệu cho biết NHNN chuẩn bị Hút tiền Thanh khoản sắp tới sẽ giảm Chạy =))
  • Lãi suất dự trữ
    • Cái này liên quan tới phần tiền dự trữ của NHTM tại NHNN. Nếu vượt dự trữ thì sẽ có lãi suất, còn nếu thiếu thì sẽ phải chịu vay với 1 mức lãi suất tương tự.

PHẢI NHÌN VÀO LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH ĐỂ THẤY ĐƯỢC Ý CHÍ CỦA NHNN.

NHNN điều hành qua lãi suất OMO và Tín phiếu

NHNN sử dụng lãi suất OMO và Tín phiếu để điều tiết lãi suất liên ngân hàng qua đêm

Ng ta cần giữ lãi suất này trong 1 range như vậy để điều chỉnh tỷ giá.

Nhìn lãi suất OMO và Tín phiếu + Số lượng bơm hút là có thể nhìn ra THANH KHOẢN của hệ thống

Đây là chỉ số leading trong việc phân tích các thị trường khác.

Nếu lãi suất Tín phiếu mà tăng NHNN chuẩn bị Hút tiền về Lãi suất sẽ tăng.

Dữ liệu về đấu thầu qua thị trường mở có thể xem trên trang sbv.gov.vn

Tác động của Lãi suất tới các lớp tài sản

Vàng

Giá VÀNG/VND ảnh hưởng bởi 2 cái:

  • VÀNG/USD: Vàng không có lãi suất Giá vàng/usd ⬇️
  • VND: Lãi suất ⬆️ Cầu VND ⬆️ Tỷ giá USD/VND ⬇️ Vàng ⬇️

Trái phiếu

C là Coupon thanh toán năm (tại năm 1, năm 2, năm 3). Để tính giá của TP thì ta cần chiết khấu nó về thời điểm hiện tại Cần phải chia nó cho (1 + r) ^ số năm.

Notes

Khi Lãi suất ON ⬆️ Lãi suất chiết khấu ⬆️ Giá Trái phiếu (Po) ⬇️

Cổ phiếu

Tương tự như Trái phiếu, định giá cổ tức tổng quát cũng cần chiết khấu về hiện tại

Notes

Lãi suất ON tăng Lãi suất chiết khấu tăng Giá cổ phiếu giảm.

Source: Chứng khoán và Lãi suất

Ngoại tệ/ Nội tệ

Lãi suất tác động ngược chiều với gái ngoại tệ và cùng chiều với giá nội tệ. Khi lãi suất tăng Cầu VND tăng VND có giá hơn Ngoại tệ giảm giá. Tỷ giá

VNINDEX

Ngược chiều với VNINDEX

Lãi suất và Lạm phát

  • Khi CP bơm tiền Lãi suất thấp.
  • Lãi suất thấp, tiền nhiều, chi tiêu nhiều Lạm phát tăng
  • Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát . Nên khi Lạm phát tăng, người ta kì vọng Lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng.
  • Lạm phát tăng Lãi suất huy động tăng Lãi suất cho vay tăng Ảnh hưởng tới các lớp tài sản khác.

Để tính chi tiết, Lãi suất thực sẽ tính như sau:

Notes

Rt = Re – Pe – Lq – Df – Mt

  • Rt: Lãi suất thực.
  • Re: Lãi suất danh nghĩa.
  • Pe: Phí bù đắp rủi ro lạm phát kỳ vọng.
  • Lq: Phí bù đắp rủi ro thanh khoản.
  • Df: Phí bù đắp rủi ro sai hẹn.
  • Mt: Phí bù đắp rủi ro kỳ hạn.

Notes

  • Lãi suất ngắn hạn thường ngược pha với xu hướng TTCK vì trên thị trường CK có rất nhiều định chế tài chính, và họ tham gia rất sâu vào bên Ngân hàng. Nếu có gì xảy ra với TT tiền tệ (lãi suất), thì nó cũng ảnh hưởng lớn tới TT Vốn (TTCK)

  • NHNN muốn nền kinh tế đi trong 1 cái range họ mong muốn, nhưng họ cũng chỉ là 1 chủ thể trong nền kinh tế, nên không thể điều tiết Giá được. Trong trường hợp mà nó nằm ngoài vùng mục tiêu của họ, họ sẽ can thiệp thô bạo: Trực tiếp là người mua/bán (ngoại tệ), Trực tiếp là người đi vay/ cho vay (OMO/Tín phiếu) để tác động vào thanh khoản

Questions

  • Liệu NHNN có thể hạ lãi suất được mãi không? - Chính sách Tiền tệ
    • Cần phải check xem có còn dư địa hay không? Lý do là vì NHNN cần phải cân bằng rất nhiều thứ: Kiểm soát Lạm phát, Đảm bảo tăng trưởng GDP, Hỗ trợ doanh nghiệp, Cân đối các chỉ số vĩ mô, Ổn định Tỷ giá, …
    • Nếu FED đang tăng lãi suất (~5.5%) mà NHNN giảm < 5.5%, thì Tỷ giá sẽ có vấn đề, do mn sẽ vay tiền VND để mua USD Ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu.
  • Giảm lãi suất có phải lúc nào cũng tác động tới nền kinh tế không?
    • Không hẳn, khi lãi suất giảm, nhưng tiền không đi vào nền kinh tế (V không có) thì kinh tế vẫn sẽ đứng yên.
    • Giai đoạn 5/2023, lãi suất thấp nhưng DN không vay, vì không có đơn hàng.
    • Giai đoạn 2012, lãi suất giảm nhưng tiền không vào sản xuất mà vào TTCK, BĐS Bong bóng nhưng GDP không tăng Phải nhìn vào Cung tiền - Tín dụng nữa chứ không chỉ nhìn vào Lãi suất.