Bơm tiền và Hút tiền

WHAT

  • Bơm tiền và Hút tiền là hình thức để NHNN điều chỉnh THANH KHOẢN (số lượng tiền trong thị trường liên ngân hàng - Interbank)
  • Tiền ở thị trường Interbank như 1 mảnh ruộng. NHNN phải điều tiết để không thừa nước cũng k thiếu nước.

WHY

  • Tại sao NHNN lại thực hiện nghiệp vụ Bơm - Hút tiền?

Lý do là do NHNN muốn control được lãi suất và Tỷ giá. Áp lực lớn nhất của NHNN là Tỷ giá (Chênh lệch giá của VNĐ với nước ngoài).

Khi NHTM có rất nhiều tiền, nhưng không được phép cho vay (Do bị giới hạn Trần tín dụng). Trong khi đó, FED tăng tỷ giá đô la Mỹ lên 2% (Tức là Đô la sẽ dần có giá hơn). Lúc này, các NHTM sẽ dùng tiền đó để đi mua Dola Mỹ. NHNN khó kiểm soát Tỷ giá Khó cho Xuất nhập khẩu và Đầu Tư Công.

HOW

Hút tín phiếu

Khi tiền trong thị trường Liên ngân hàng nhiều, NHNN sẽ hút tiền về bằng cách phát hành Tín phiếu. Do bây giờ NHTM tiền nhiều nhưng cũng không đem cho vay được, nên họ sẽ đi mua Tín phiếu (7 ngày, 14 ngày) của NHNN, với mức lãi suất khoảng 1,7 - 2%/năm. Như thế sẽ thu được chút lợi nhuận, còn hơn là để tiền nằm không.

Hết kì hạn, NHNN mua lại tín phiếu, NHTM nhận lại tiền.

Bơm OMO

Khi thanh khoản trong thị trường liên ngân hàng bị thiếu hụt, NHTW sẽ bơm tiền qua việc thu mua giấy tờ có giá trị (có thể là trái phiếu) từ phía NHTM, sau đó NHTW chuyển tiền cho NHTM.

Hết kì hạn, NHNN trả lại giấy tờ có giá trị, NHTM đưa lại tiền cho NHNN.


Hai đường Lãi suất OMO và Lãi suất Tín phiếu sẽ tạo thành 1 band. NHNN mong muốn lãi suất của các ngân hàng sẽ giao động trong band này.

NHTW điều hành thông qua lãi suất OMO và Tín phiếu

Ví dụ: Trong ngày 28/09/2022, NHNN áp dụng 2 biện pháp song song:

  • Mua kỳ hạn - Chính là OMO: Mua vào Giấy tờ có giá, đưa ra thị trường 1000 tỷ, lãi suất 5,7% Đây là Lãi suất trần.
  • Bán hẳn - Chính là Tín phiếu (SBV-Bill): Hút về 15k tỷ, lãi suất 5% Đây là Lãi suất sàn.

NHNN vừa bơm vừa hút. Lãi suất sàn đang là 5%, trần là 5.7% (rất gần nhau) Có ngân hàng thừa tiền, có NH lại đang thiếu tiền.


Notes

  • Bơm/Hút tiền qua nghiệp vụ thị trường mở thường có tác dụng trong ngắn hạn (1 tuần, 2 tuần, 3 tháng). Muốn bơm/ hút số lượng lớn thì cần làm liên tục

  • Giai đoạn cuối năm 2022, lãi suất trên thị trường Interbank rất cao, NHNN vẫn phải hút Tín phiếu để thu tiền về. Tại sao?

    • Do giai đoạn này ngân hàng SCB sắp vỡ nợ Các NHTM lo lắng, không muốn cho các NH khác vay tiền, dù lãi suất rất cao.
    • NHNN phải đóng vai trò là người trung gian, đứng ra hút tiền về, sau đó lại bơm OMO lại cho các ngân hàng.
  • NHNN bơm tiền ra ngoài thị trường để thu lại ngoại tệ. NHNN bơm ra VNĐ, nđt Nước ngoài phải dùng $ để đổi sang VNĐ với giá ưu đãi, sau đó dùng VNĐ để mua lại % doanh nghiệp VN.

  • Dữ liệu về việc bơm tiền/ hút tiền có thể xem được thông qua các phiên đấu thầu trên trang sbv.gov.vn

    • Ví dụ, ngày 21/6/2018, NHNN hút về gần 20k tỷ thông qua việc bán Tín phiếu (kì hạn 28 ngày và kì hạn 91 ngày).
    • Hết thời hạn trên, 1 lượng tiền tương ứng sẽ được “bơm tự nhiên” vào nền kinh tế.