Ngành Ngân Hàng

Mô hình kinh doanh

Notes

Kinh doanh Tiền.

Huy động với cost (COF) thấp nhất và cho vay với yield (YEA) cao nhất. Về bản chất, Ngân hàng kinh doanh kiếm tiền từ rủi ro. Vay ngắn hạn với lãi suất thấp để đem cho Vay dài hạn với lãi suất cao.

Nếu Ngân hàng (NH) sa đà với việc kiếm lời (bằng cách nới lỏng việc cho vay tiền, cho cả DN yếu vay với lãi suất cao) thì sẽ đẩy rủi ro của nền kinh tế lên cao. Do đó, SBV cần đưa ra các chính sách để kiểm soát rủi ro.

Tài sản và Nguồn vốn của NH

Mô hình CAMEL

Do NH kinh doanh rủi ro, nên khi đánh giá, ngoài Quản trị, Lợi nhuận, người ta còn phải tập trung đánh giá về Mức độ an toàn, Chất lượng tài sản.

Thông thường, chúng ta sẽ dùng mô hình CAMEL

  1. Capital Adequacy - Mức độ an toàn vốn
  2. Asset Quality - Chất lượng tài sản
  3. Management - Quản trị
  4. Earnings - Thu nhập
  5. Liquidity - Tính thanh khoản

Những ngân hàng có chi phí huy động thấp và điểm CAMEL cao sẽ có mức lãi suất cho vay ưu đãi hơn so với những NH có chi phí huy động cao.

Nội dung bên dưới đều tập trung làm rõ các yếu tố trong mô hình CAMEL này.

Cấu trúc ngành

CƠ CẤU DOANH THU

Thu nhập lãi thuần

  • Đến từ hoạt động Cho vay (Tín dụng). Huy động tiền từ thị trường vốn, sau đó cho DN, cá nhân vay
  • Yếu tố ảnh hưởng:
    • Biên lãi thuần - NIM: Chênh giữa giá mua và bán, giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
    • Quy mô hoạt động
      • NHNN, NHTM vốn hóa lớn, NHTM vốn hóa nhỏ, .. có uy tín khác nhau Lãi suất huy động khác nhau Chi phí huy động khác nhau.
      • Các NHTM nhỏ, dính nợ trái phiếu, … không huy động vốn ở TT1, họ phải huy động trên TT2 Bị ảnh hưởng bởi lãi suất qua đêm.
    • Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA)
    • Tăng trưởng tín dụng

Thu nhập từ phí và dịch vụ

  • Hoạt động thanh toán/ ngân quỹ/ bảo hiểm/ bảo lãnh/ môi giới/ Ủy thác quản lý

Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và đầu tư:

  • Kinh doanh ngoại hối và vàng - Trading ngoại hối (VCB rất bá - 1500 tỷ)
  • Mua bán CKKD
  • Mua bán CKĐT

CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

Cơ cấu khoản vay

  • Tỷ trọng Trái Phiếu Doanh Nghiệp và Cho vay BĐS:
    • Vay mua nhà/ khoản vay gộp
    • Vay cho các chủ đầu tư BĐS/ khoản vay gộp
    • TPDN/ tổng dư nợ tín dụng
    • Tỷ trọng TPDN BĐS trong % TPDN

Tỷ lệ nợ xấu và bao nợ xấu

  • LLR (Tỷ lệ bao nợ xấu) < 100%: Rủi ro cao. Tức là trích lập dự phòng của họ không thể bao được phần nợ xấu. Ngân hàng nào có LLR cao thì 2023 có thể book lợi nhuận cao

TRIỂN VỌNG

  1. Định giá qua các chu kì kinh tế - ROE
  2. Hệ số an toàn vốn CAR
  3. Định giá ngân hàng hiện tại

SOURCES:

Phân tích ngành NH

Khi phân tích ngành NH, cần chú ý vào: (1) BCTC, (2) Các chỉ số của Bank, (3) Quy định của Pháp luật với các chỉ số trong ngành. (Thông tư 41/ thông tư 22)

Các chỉ số cần chú ý

  1. Doanh thu

    • TOI - Tổng thu nhập hoạt động
    • CIR - Tỷ lệ chi phí hoạt động
    • NII - Thu nhập lãi thuần
  2. Lợi nhuận

    • YEA - Tỷ suất sinh lời bình quân
    • COF - Tỷ lệ Chi phí vốn⭐ huy động
    • NIM - Biên lãi thuần ~= YEA - COF
    • ROA, ROE
  3. An toàn vốn

    • CAR - Hệ số an toàn vốn (Capital Adequency Ratio)
      • Các ngân hàng đều cố gắng tối ưu chỉ số an toàn vốn NH nào mà đang dư đáp ứng tỷ lệ chứng tỏ họ chưa dùng hết rủi ro để kiếm lợi nhuận.
      • Tăng vốn điều lệ của Ngân hàng.
    • LDR - Tỷ lệ dư tín dụng / Số vốn huy động (Loan to Deposit)
      • Nếu cao > 100% chứng tỏ lúc nào ngân hàng cũng có tiền để cho vay/ chi trả khi KH rút tiền.
    • LLR - Tỷ lệ bao phủ nợ xấu
    • NPL - Tỷ lệ nợ xấu
      • Tỷ lệ nợ xấu cao Chi phí có thể tăng trong tương lai

Phân tích

  • Khả năng kiếm tiền
    • (1) Biên lãi thuần: NIM
    • (2) Tăng trưởng tín dụng
  • Chất lượng tài sản
    • (3) Tăng trưởng nợ xấu
    • (4) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu
  • Đường hướng hoạt động
    • Cấu trúc huy động
    • Cấu trúc dư nợ

Bóc tách Lợi nhuận

  • Lợi nhuận ngành NH chủ yếu đến từ Thu nhập lãi thuần Đây là yếu tố quan trọng nhất khi phân tích ngành NH
  • Chi phí dự phòng (trích lập dự phòng cho nợ xấu) và Chi phí hoạt động là 2 phần chi phí lớn.

Bóc tách Nợ xấu

  • Tỷ lệ trích lập dự phòng là bao nhiêu? Có bao phủ được nợ xấu không?
  • Nếu nợ xấu gia tăng nhưng trích lập dự phòng không tăng Khả năng thời gian tới họ sẽ phải tăng phần dự phòng lên Tăng Chi phí Giảm Lợi nhuận

Case Study

Notes

Khi xem BCTC Ngân hàng, cần chú ý tới phần thuyết minh, xem kỳ hạn cho vay với các KH là bao lâu - Càng lâu thì khả năng thu lãi càng cao.

TCB

  • YEA khá ổn định vì chủ yếu cho vay dài hạn
  • COF chủ yếu sử dụng huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn Cực kỳ nhạy với biến động về lãi suất

VCB

  • YEA và COF của họ đi cùng nhau lợi nhuận thuần của họ ổn định. (Huy động ngắn hạn - Cho vay ngắn hạn. Huy động dài hạn - Cho vay dài hạn)
  • VCB có chỉ số an toàn vốn (CAR) rất cao. Khi họ muốn tăng lợi nhuận, chỉ cần cho vay nhiều hơn (50-60%) với kỳ hạn dài hơi hơn YEA tăng NIM tăng

VPB

  • YEA rất cao do có mảng FECredit, nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lại rất thấp Rủi ro.
  • CAR của VPB (2022) là 14.9%, còn nhóm Big4 ước tính chỉ 9.04% (SBV) nên để nói CAR thấp là rủi ro hoặc cao là an toàn thì chưa hoàn toàn chính xác.

Cấu trúc huy động và Cấu trúc dư nợ sẽ quyết định YEA và COF. Ví dụ cho vay mua nhà, mua xe, … dài hạn thì YEA ít bị ảnh hưởng. COF mà từ tư vấn trái phiếu/bảo hiểm thì sẽ dễ bị ảnh hưởng.

Bằng việc phân tích cấu trúc huy động và cấu trúc dư nợ, ta sẽ biết được Cấu trúc kỳ hạn Dự đoán được những biến động trong tương lai của NH đó.

Notes

  • Chỉ số của Top 10 NH cuối năm 2023

  • Trong trạng thái khủng hoảng thì nhìn P/B được Biết NH không thể phá sản, P/B < 1 thì nên mua. Trong trạng thái bình thường thì P/B toàn 3, 4, 5 P/B khó. Khi thị trường bong bóng, chúng ta rất khó xác định Net asset value là bao nhiêu không thể nhìn vào P/B

  • Các ngân hàng thường cực nhạy với việc “dự đoán việc huy động vốn”. Nếu họ cảm thấy việc huy động vốn giai đoạn tới có thể khó khăn, thì họ có thể chọn cách phát hành nhiều trái phiếu hơn. (Đồng thời bổ sung nguồn vốn cho việc Lấy ngắn hạn cho vay Trung và dài hạn)

  • Citad - Lượng tiền gửi không kỳ hạn của các NHTM đặt tại NHNN. Nếu NHNN bán USD/ vàng, các NHTM phải đổi VND. Điều này làm cho lượng tiền Citad giảm xuống Họ sẽ phải vay NHNN qua kênh OMO để bù lại (hoặc vay qua TT LNH)

    • Các ngân hàng phải đảm bảo “nguồn thanh toán” và “cân đối dự trữ bắt buộc”, nếu thiếu tiền thì họ phải vay (TT LNH) hoặc NHNN (qua kênh OMO)

Questions

  • Tại sao Ngân Hàng không vay vốn ở thị trường 2 rồi cho vay ở thị trường 1?
    • (1) Do kỳ hạn: TT2 kì hạn ngắn, còn vay vốn ở TT1 kì hạn dài Nếu 1 ngày k vay được vốn trên TT2 thì các ngân hàng sẽ bị thiếu thanh khoản.
    • (2) Bị giới hạn bởi các tỷ lệ an toàn vốn: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (thông tư 22/2019), Tỷ lệ dự trữ Thanh khoản, Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày, …
    • (3) NHTM cần có kế hoạch chi tiền trong tương lai, trong khi lượng tiền đổ về ở thời điểm hiện tại có thể ngắn quá.
  • Tại sao giai đoạn 2022, Big4 lại tham gia muộn vào cuộc đua tăng lãi suất huy động?
    • (1) Do họ nhiều tiền =)): Tỷ lệ CASA của Big4 đã tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2022.
    • (2) Do NHNN kìm hãm: Chính sách mong muốn vẫn là nới lỏng NHNN muốn giữ lãi suất huy động / cho vay ở mức thấp Big4 phải chấp nhận thu hẹp NIM, đổi lại, họ có thể được hạn mức tín dụng tốt hơn so với mặt bằng chung.
    • (3) Do họ có nhiều giấy tờ có giá: Các NHTM nhỏ thường ít tích trữ giấy tờ có giá, nên nếu bị thiếu thanh khoản sẽ dễ toang Họ cần huy động tiền nhiều. Ngược lại, Big4 nắm giữ khá nhiều giấy tờ có giá.

Phân tích BCTC ngành NH

Others