Chu kì kinh tế
WHY
-
Tại sao nền kinh tế lại có Chu kì?
- Vì nền kinh tế của chúng ta vận hành dựa vào Tín dụng.
- Ở giai đoạn phát triển → Tiền nhiều, kinh tế phát triển → Chi tiêu nhiều hơn → Sản xuất cần mở rộng → Vay tiền nhiều hơn để sản xuất → Lương tăng → Chi tiêu nhiều …
- Khi nợ tăng tới 1 mức nhất định, dạng bong bóng tài sản, nó sẽ vỡ ra do người vay không có khả năng trả nợ → Toàn bộ nền kinh tế vỡ ra theo.
- Khi kinh tế đi xuống, đó là lúc Chính Phủ phải hành động. Sử dụng chính sách Tài khóa và Chính sách Tiền tệ, CP sẽ cứu lấy nền kinh tế và đưa nó trở lại giai đoạn ổn định.
-
Tại sao Chính Phủ không can thiệp ngay ở giai đoạn phát triển?
- Đây là hệ quả tất yếu. Muốn phát triển bền vững thì phải tăng năng suất lao động. Tuy nhiên việc này tốn rất nhiều thời gian và không thể làm nhanh được. Nên Tín dụng là sự lựa chọn phù hợp để kích thích nền kinh tế.
- Nền kinh tế toàn cầu bao gồm rất nhiều quốc gia, điều kiện các nước khác nhau → Chính sách khác nhau → Ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.
⇒ Nhiệm vụ của toàn bộ các Chính phủ là điều hành nền kinh tế dựa vào chu kỳ kinh tế, và hạn chế biến động cao nhất có thể.
Các giai đoạn của CKKT
PHỤC HỒI - RECOVERY
Đặc điểm
- GDP tăng, Lạm phát ở mức thấp
- Lãi suất giảm, DN kinh doanh tốt, Người dân thu nhập cao.
Đầu tư
- Các ngành Công nghệ, Công nghiệp và Tiêu dùng linh hoạt (Consumer Discretionary) sẽ được hưởng lợi.
- CỔ PHIẾU:
- Viễn thông
- Công nghệ thông tin
- Vật liệu cơ bản
- Hàng tiêu dùng không thiết yếu
TĂNG NÓNG - OVERHEAT
Đặc điểm
- GDP tăng nhưng Lạm phát cũng tăng (Đây là hệ quả của việc tiền ra ngoài thị trường quá nhiều)
- Lãi suất vẫn đang ở ở mức thấp nhưng không có dấu hiệu giảm thêm
Đầu tư
- Khi lượng tiền ngoài nền kinh tế nhiều, Thị trường CK không còn hấp thụ được nữa, nó sẽ chuyển dần sang các thị trường khác, đặc biệt là BĐS và Vàng. (đi sau khoảng 6 tháng)
- HÀNG HÓA - Commodities
- BĐS
- Vàng
ĐÌNH LẠM - STAGFLATION
Đặc điểm
- Đình đốn và Lạm phát. GDP giảm, Lạm phát tăng
- Lãi suất bắt đầu tăng
Đầu tư
- TIỀN GỬI: Do Lãi suất tăng cao → Tiền gửi là kênh đầu tư hợp lý.
- Các ngành phòng thủ như Tiện ích, Chăm sóc sức khỏe, hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ hoạt động tốt trong giai đoạn này
TĂNG PHÁT - REFLATION
Đặc điểm
- GDP vẫn giảm, nhưng Lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.
- Lãi suất đạt đỉnh và bắt đầu giảm
Đầu tư
- Các ngành tài chính và tiêu dùng linh hoạt. Vì khi Tín dụng trở nên dễ dàng hơn, lòng tin người tiêu dùng bắt đầu tăng, mọi người bắt đầu tiêu tiền nhiều trở lại.
- TRÁI PHIẾU
Refer: Danh sách cổ phiếu thuộc các ngành
Investment Clock
Được phát minh năm 1990 bởi Trevor Greetham - nhà quản lý Quỹ người Anh. Chi tiết về Investment Clock: Tiếng Anh
Giai đoạn khôi phục từ 6h-9h. Lúc này kinh tế vừa qua đáy khủng hoảng. Lãi suất ngân hàng giảm dần, kinh tế dần hồi phục. Thất nghiệp giảm dần. Thị trường chứng khoán tăng trở lại. Giá hàng hóa, bất động sản phục hồi. Lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện.
Giai đoạn bùng nổ được tính trong khoảng 9h-12h. Biểu hiện là kinh tế tăng trưởng rất nóng, lạm phát có xu hướng đi lên. Nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đều tăng mạnh. Lãi suất ngân hàng có tăng nhưng chưa đến đỉnh. Giá bất động sản tăng cao. Thị trường chứng khoán và BĐS có xu hướng tạo đỉnh.
Giai đoạn giảm tốc nằm trong khoảng 12h-3h. Lúc này lãi suất bắt đầu tăng lên, dòng tiền chuyển dần ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro để chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn. Giá cả hàng hóa bắt đầu giảm xuống. Ngân hàng nhà nước/ FED thắt chặt tiền tệ. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Bong bóng Chứng khoán và Bất động sản bắt đầu vỡ và bị bán tháo.
Giai đoạn suy thoái từ 3h-6h. Lúc này lạm phát, lãi suất tăng mạnh. Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm dự trữ ngoại tệ. Thị trường chứng khoán và bất động sản xuống thấp nhất - thanh khoản giảm mạnh. Giá hàng hóa giảm mạnh. Lợi nhuận các doanh nghiệp giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản.
Tương ứng với mỗi múi giờ của Investment Clock chúng ta có tập trung vào một nhóm ngành để tối ưu hóa lợi nhuận.
- Giai đoạn 6-9h - Mua mạnh: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ (tăng trưởng nhanh), Cổ phiếu chu kỳ sớm (Hàng hóa, Tài chính, Công nghệ), cổ phiếu giá trị;
- Giai đoạn 9-12h - Tăng nóng - Ngừng tăng tỷ trọng: Cổ phiếu chu kỳ muộn (Bán lẻ, Du lịch, Năng lượng), cổ phiếu vốn hóa lớn;
- Giai đoạn 12-3h - Bán mạnh: Chỉ mua Cổ phiếu phòng thủ (Tiện ích, Y tế, Điện, Nước, Gas), Cổ phiếu tài sản tốt (tiền nhiều, trả cổ tức đều);
- Giai đoạn 3-5h - Quan sát: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng trưởng riêng, Cổ phiếu dưới giá trị, tiền mặt.
Các chỉ số xác định nền kinh tế đang ở giai đoạn nào
- GDP/ Lạm phát/ Tỷ lệ thất nghiệp/ Lãi suất/ CCI/ Yield Curve - Các chỉ số đáng chú ý
- Các chỉ báo nền kinh tế
- Chu kì kinh tế ở Việt Nam
Government - Emotion - Economic - Stock Cycle
Tham gia TTCK cũng giống như chơi bài, chúng ta phải dự đoán được chính sách của nhà cái - Chính Phủ.
Chính sách Chính Phủ → Lãi suất → TTCK → Nền kinh tế → BĐS → Tâm lý
TTCK rất nhạy với chính sách, tin tức, nó thể hiện sự kì vọng của nhà đầu tư. Nên rất dễ bị biến động ⇒ TTCK sẽ đi trước, phản ứng đầu tiên - Đi trước từ 3 - 6 tháng Chính sách cần thời gian để thẩm thấu ⇒ Chu kì kinh tế sẽ đi sau. BĐS cũng sẽ đi sau TTCK khoảng 3-6 tháng Đại đa số người tham gia thị trường đều khá cố chấp ⇒ Chu kì tâm lý sẽ đi cuối
Notes
-
Các tài sản tài chính muốn tăng bền vững thì cần yếu tố phục hồi của nên kinh tế thực thụ. Nếu nền kinh tế không tăng trưởng, thì tài sản tài chính chỉ tăng ban đầu vì nhờ kích thích tiền. Nếu các kích thích này đã qua rồi, mà nền KT vẫn không phục hồi được, nó đi vào trạng thái ngủ đông (2011-2012). Thông tin tốt hết mà nền Kinh tế chưa phục hồi.
-
Mỗi một sóng của TTCK thường có 3 giai đoạn:
- GĐ1 - Tăng vì sự kì vọng vào chính sách mới. Khi đó các tài sản đều đang ở mức giá rất rẻ rồi ⇒ Chu kì của Tài sản giá rẻ. DN không làm ăn được vẫn tăng, vì nó rẻ + sự kì vọng.
- GĐ2 - Tăng trưởng vì thực lực. Đây là giai đoạn tăng của các DN tận dụng được thời cơ, chính sách, làm ăn được ⇒ Chu kì của DN tăng trưởng.
- GĐ3 - Tăng vì FOMO. Giai đoạn này là giai đoạn tăng mạnh của thị trường, chủ yếu là do sự FOMO của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
-
Quan sát Bond Yield để biết được khi nào TTCK sẽ đảo chiều. Nếu bond yeild tăng thì TTCK sẽ giảm.
-
Có thể cân nhắc tới chỉ số P/E của thị trường chung trong 20 năm trở lại đây, xem đang ở mức nào, có hấp dẫn không?
-
Trong vòng 10 năm, thì sẽ có khoảng 2 năm là kinh tế đi xuống, còn lại 8 năm là đi lên. Trung bình khoảng 15%/ năm. Đó cũng là tốc độ phát triển của doanh nghiệp ~ 15 - 20%
Links
- Cách nền kinh tế vận hành (tiếng Việt)- Youtube Video
- Investment Clock
- 3.2 Chu kì biến động các lớp tài sản - Khóa học Kinh tế Vĩ Mô - MAI
- Sector Rotation Analysis