Cổ phiếu

Phân tích

Notes

Bạn muốn chứng minh là bạn đúng, hay bạn muốn kiếm tiền?

Edit: TTCK Quoc te vs VN.excalidraw

Quản trị danh mục

Notes

MUST: Quản trị tỷ lệ cổ phiếu và tỷ lệ tiền mặt trong danh mục.

  • Quản trị khối lượng cổ phiếu và KL tiền mặt: Đâu là biến số quan trọng nhất? (Tỷ giá/ GDP/ Lạm phát/…)

    • Nếu thấy các yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan tới số liệu (kinh tế vĩ mô, GDP, Lạm phát, những số liệu mang tính chính thức) Chủ động tăng tỷ lệ tiền mặt lên, giảm tỷ lệ cổ phiếu xuống. Giảm rủi ro thị trường tới danh mục.
    • Chỉ cần chủ động quản trị rủi ro của danh mục đã có thể mang lại tỷ suất sinh lợi đều đặn/ vượt trội rồi.
  • Thị trường luôn đúng, dù nó tăng hay giảm. Quan trọng là chúng ta có kịch bản đầu tư (“Tốt/ Trung bình/ Xấu” tương ứng với “Đèn xanh - Đèn vàng - Đèn đỏ”), với mỗi tình huống, ta sẽ cấu trúc danh mục ntn.

  • Cần phân tích được, thị trường đang ở vùng đầu tư/ vùng nhiễu động (tham lam và sợ hãi diễn ra liên tục)/vùng rơi để ra quyết định. Lựa chọn cổ phiếu là vô cùng quan trọng.

  • Tâm lý khi đầu tư sẽ thay đổi liên tục. Ta cần Nhìn vào chu kỳ đủ lớnCó phương pháp quản trị danh mục tốt, thì sẽ loại bỏ được yếu tố tâm lý.

Các bước để lựa chọn Cổ phiếu

LINK: Xây dựng danh mục

  1. Đánh giá xu hướng Vĩ mô và Ngành

    1. Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến xu hướng chung của TTCK (Đọc đường hướng chính sách của Chính Phủ: Mở rộng hay Thắt chặt)
    2. Các ngành kinh doanh bị ảnh hưởng/ được hưởng lợi Chu kỳ kinh tế⭐️
  2. Sử dụng bộ lọc cơ bản để lọc ra cổ phiếu tốt - Lọc cổ phiếu - Cân nhắc điểm mua

    • Lọc từ 1500 cp xuống còn 50-60 cổ phiếu tiềm năng
  3. Định giá công ty để xác định Giá trị nội tại

    • Sử dụng thông tin trên BCTC và thông tin liên quan để xây dựng mô hình định giá công ty, nhằm xác định giá trị nội tại để xem cổ phiếu Đắt hay Rẻ
      1. Dòng tiền chiết khấu - DCF
      2. P/E
      3. EV/EBITDA
    • Có thể cân nhắc cp chưa tăng giá (rẻ) , hoặc bắt đầu trong chu kỳ tạo đáy lợi nhuận.
  4. Đánh giá các yếu tố thị trường

    • Xu hướng và dòng tiền, các yếu tố kĩ thuật, tìm điểm mua/bán. (Lý thuyết Dow)

Phương pháp tiếp cận của QMV

Vĩ mô - Tiền tệ - Dòng tiền:

  • Vĩ mô: Lạm phát/ GDP/ Tỷ giá Vĩ mô ổn thì Investing được
  • Tiền tệ: Lãi suất ON, TPCP Tiền tệ ổn thì Trading được
  • Dòng tiền: Mô hình 9 quả bóng - Nhóm cổ phiếu + Nhóm dòng tiền + Blackbox

Điều kiện để Investing:

  • Lãi suất LNH tăng, và không thể tăng được nữa. Có thể đạt đỉnh, nhưng không tăng được nữa.
  • Lãi suất huy động của các NHTM tăng trên diện rộng. ??
  • Lãi suất chính sách SBV tăng, hoặc sức ép dẫn tới việc tăng lãi suất tăng.
  • Định giá đi về vùng hợp lý. (Vùng hợp lý của VNINDEX) - Tích cực: 1310, Bình thường 1248, Tiêu cực: 1185

List cổ phiếu

= Chiến lược đầu tư 2024 ☘️

  • Ngân hàng: MBB, ACB, STB, TCB, VCB, VPB, CTG, BID, TPB

  • Chứng khoán: SSI, VND, VCI, SHS, HCM

  • BĐS: VHM (KDH, NLG, KBC, HDG, VRE)

  • Công nghệ: FPT

  • Kim loại: HPG, NKG, HSG

  • Bán lẻ : MWG, PNJ, (FRT), DGW

  • F&B: MSN, VNM

  • Xây dựng: CTD (HHV, CTR, VCG)

  • Vận tải - Cảng biển: HAH, GMD

  • Dầu khí: PVS, PVD (PVT, GAS, PLX, BSR)

  • Điện: QTP, PC1, NT2, POW

  • Dược: DHG

  • Phân bón - Hóa chất: DGC, DPM, DCM

  • Holding: REE, VEA

  • Thủy hải sản: VHC, ANV

  • Dệt may: TNG, VGT?

  • Chăn nuôi: DBC

  • Cao su: PHR, DPR (Cao su chuyển sang KCN)

  • Đường: QNS

  • Khu công nghiệp: VGC, SZC, IDC, GVR

  • Xuất khẩu: PTB, VCS

Cần có 1 biên với những cp yêu thích. Ta sẽ mua vào khi thị trường có 1 mức chiết khấu đủ sâu và bán ra khi có mức giá hợp lý. Kết hợp quan sát Risk Metrics để đưa ra quyết định phù hợp!!!

Notes

  • VNINDEX và Margin: Dữ liệu trong nhiều năm, cứ khi nào margin căng là VNI đi vào vùng nguy hiểm. Chuẩn bị có đợt sập =)) Chỉ cần có biến động gì là khả năng sẽ dính margin call.

    • Thông tin này thường được cập nhật trong BCTC của các CTCK
  • Khối ngoại

    • Giai đoạn 11/2022, Khối Ngoại mua ròng 16k tỷ đồng. Giai đoạn Covid - 5/2020, Khối Ngoại mua ròng hơn 14k tỷ đồng (trong vòng khoảng 2 tuần). Con số này có thể đem ra so sánh, xem lực mua của Khối Ngoại đã thực sự quyết liệt chưa/ đã có đáy trung hạn chưa.
      • PE rơi về vùng khoảng 11
      • PB về khoảng 1.2 - 1.4
    • Các năm chẵn thường sẽ có đáy trung hạn: …, 2020, 2022, 2024,… Và đáy này sẽ bắt đầu cho chu kỳ tăng trưởng 2 năm
    • Khối ngoại rất nhạy trong việc dự đoán tỷ giá. Nếu khối ngoại có 2 tháng mua ròng mạnh liên tiếp, thì đây sẽ là đáy trung hạn của thị trường, và đáy sẽ giữ rất lâu. Giữ được tiền, chờ cơ hội.
  • Quan điểm của a Long Phan về đầu tư chứng khoán:

    • “Chơi chứng khoán” chứ không phải đầu tư. =)) Chơi chơi lại ăn.
    • Quan trọng nhất:
      • Có kiến thức chắc
      • Xây dựng được phương pháp
      • Giữ tính kỷ luật
      • Giữ Chi phí vốn⭐ ở mức thấp
    • Khi đầu tư CK thì không bao giờ kỳ vọng kiếm được bao nhiêu tiền. Mục tiêu: Năm nào cũng thế, không năm nào bị lỗ.
    • Thường lựa chọn công ty lớn, có hiểu biết về nó, phân tích ngành, xây dựng mô hình định giá.
  • WB giữ chi phí vốn ở mức rất thấp, nên ổng có thể nắm cổ phiếu 15, 20 năm.

    • Ổng dùng tiền bảo hiểm để đi mua công ty khác.
    • Người ta chiết khấu cho ông ấy nhiều, do ông ấy có thể tư vấn/ kéo hiệu ứng mọi người mua thêm mua được giá rẻ hơn.
  • 4 ngành bền vững lâu dài: Công nghệ - Tài chính - Bán lẻ - Đất. Các ngành mang tính thời vụ: Thép - Hóa chất - Vận tải - …

Thị trường CK VN 2011- 2021

  1. Mức tăng hợp lý
    • Tăng trung bình 9% (Chưa tính 2% cổ tức bằng tiền) . SP500 tăng trung bình 9% trong 100 năm.
    • Trong 10 năm, có 7 năm lên và 3 năm xuống (2010, 2011, 2018)
    • Thị trường có giai đoạn giảm 20-40%, cũng có lần tăng 30 - 50% trong vài tháng.
    • Doanh nghiệp tăng trưởng 10-15%/ năm.
  2. Định giá
    • Rẻ: P/E từ 1014.x trong giai đoạn khủng hoảng, bất ổn vĩ mô, tăng trưởng thấp
    • Cao: P/E 20.x 3x trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, lãi suất thấp, đón dòng tiền mạnh
    • Ổn định: P/E 15 - 20.x
  3. Lợi nhuận kì vọng:
    • Dài hạn: 10 - 15%/năm là hợp lý.
    • Tốt: 10 - 20%/năm - Top 10% chiến thắng thị trường
    • Giỏi: 20 - 30%/năm - Top 3% chiến thắng thị trường
    • Xuất sắc: > 30%/năm - Top 1% chiến thắng thị trường.
  4. Tốc độ tăng trưởng của một số cổ phiếu
    • Nhóm Tuyệt vời: Tăng 8 - 12 lần, 25-30%/năm: HPG, PNJ, VNM, MWG, … (VCS, PTB tăng 30 lần)
    • Nhóm Tốt: Tăng 5 - 6 lần, 20%/năm: FPT, VIC, MBB, VCB, …
    • Nhóm Trung bình - Tăng 2 - 3 lần, 6% - 12%/năm: CTG, SSI, MSN và VNIndex, …
    • Nhóm Tồi: Lỗ từ 15 - 85%: BVH, FLC, SJS, PVX, HAG, …

Công việc của NĐT: Lựa chọn thời điểm (Giảm rủi ro thị trường) + Lựa chọn cổ phiếu (Giảm rủi ro cụ thể).